32 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng chín 14, 2024
spot_img

Chi tiết 09 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả từ A-Z

Kế hoạch kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên CEO phải làm ngay từ đầu để kinh doanh trơn tru, thuận lợi. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì? Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh? Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả? Cùng tìm hiểu tất tần tật A-Z về kế hoạch kinh doanh trong bài viết dưới đây:

1. Kế hoạch kinh doanh là gì? 

Kế hoạch kinh doanh (hay Business Plan) là bản tài liệu cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có trước khi bắt đầu hoạt động. Nó phác thảo chi tiết và rõ ràng toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, định hướng con đường phát triển trong 1 khoảng thời gian xác định trong tương lai. 

Một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả là bản kế hoạch đầy đủ, sát với nguồn lực thực tế của doanh nghiệp, hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh thành những hành động triển khai cụ thể, dễ dàng thực hiện. Từ đó phác thảo rõ từng đường đi nước bước, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và gặt hái thành công.

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có 1 kế hoạch kinh doanh riêng (tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau) nhưng sẽ đều bao gồm các nội dung chủ chốt như nghiên cứu thị trường, xây dựng mục tiêu định hướng, kế hoạch ngân sách, nhân sự, marketing, bán hàng và dự trù rủi ro.

Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, rõ ràng thì các hoạt động diễn ra càng trơn tru, hiệu quả, tránh được những rủi ro và sai lầm không đáng có. 

2. Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh 

Lập kế hoạch kinh doanh là công việc cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Sở hữu một kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích:

  • Định hướng và xây dựng lộ trình phát triển rõ ràng trong từng đường đi nước bước, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru, đúng hướng. Đồng thời tập hợp nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức, đảm bảo nhân sự nắm rõ trách nhiệm công việc của mình và tự giác thực hiện.
  • Nắm rõ xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng và định vị chính xác vị trí, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp mình để có thể tận dụng thời cơ và đề ra các phương án kinh doanh phù hợp và đột phá.
  • Lập các kế hoạch triển khai cụ thể – chi tiết (tài chính, nhân sự, marketing, bán hàng…) vừa để triển khai theo, vừa có cơ sở đối chiếu với hoạt động thực tế với kế hoạch kinh doanh đã xây dựng, kịp thời phát hiện những biểu hiện chệch hướng để đưa doanh nghiệp trở lại lộ trình đã vạch ra.
  • Lường trước những trường hợp rủi ro để kịp thời ngăn chặn, xây dựng các phương án dự phòng, đảm bảo doanh nghiệp luôn ở thế chủ động trước mọi khó khăn.
tat-tan-tat-a-z-ve-ke-hoach-kinh-doanh
Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh?

Ngược lại, nếu kế hoạch kinh doanh quá sơ sài, lỏng lẻo, chắp vá chỗ nọ chỗ kia thì doanh nghiệp sẽ phải lãnh đủ hậu quả. Các hoạt động tự phát, mất kiểm soát vì không có 1 đường hướng rõ ràng nào để đi theo. Doanh nghiệp liên tục là kẻ “thất thế” vì không nắm được thị trường, các chiến lược đã quá lỗi thời. Kế hoạch tài chính lỏng lẻo khiến ngân sách thường xuyên thất thoát, lãng phí, thua lỗ triền miên.

3. 3 nguyên tắc lập kế hoạch kinh doanh cần ghi nhớ

Dù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào quy mô ra sao, muốn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả đều phải nắm vững 3 nguyên tắc sau đây:

  • Ngắn gọn và súc tích: Kế hoạch kinh doanh nên tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi, trọng tâm một cách cô đọng nhất. Từ đó giúp vừa khiến người đọc không cảm thấy chán nản mà còn giúp dễ theo dõi và chỉnh sửa hơn.
  • Rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu: Các nội dung trong bản kế hoạch cần phải được trình bày 1 cách khoa học, logic,ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, tránh gây nhầm lẫn. Với các thuật ngữ chuyên ngành hay viết tắt cần nên có giải thích kèm theo. Vì người đọc kế hoạch đó có thể là sếp, là nhân viên, là đối tác, nhà đầu tư, khách hàng… và không phải ai cũng đủ chuyên môn để hiểu hết những từ ngữ đó.
  • Sát với nguồn lực thực tế: Phân tích chính xác những gì doanh nghiệp đang có (nhân lực, tài lực, vật lực) để đưa ra các kế hoạch phù hợp. Vừa tận dụng được nguồn lực, vừa khai phá thúc đẩy những khía cạnh mà doanh nghiệp chưa chạm tới. Không nên vẽ ra những kế hoạch quá xa vời thực tế khiến doanh nghiệp tốn kém và không đủ khả năng thực hiện được.

4. 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho doanh nghiệp

Khi được hỏi, nhiều CEO đều hiểu rất rõ rằng lập kế hoạch là vô cùng cần thiết, vậy nhưng họ lại không biết cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Thay vào đó, CEO có thể làm theo 9 bước sau đây để nhanh chóng sở hữu được 1 kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả:

tat-tan-tat-a-z-ve-ke-hoach-kinh-doanh
Các bước lập kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh

Bước 1.  Xây dựng ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo, khả thi

Ý tưởng kinh doanh mới mẻ, khả thi sẽ giúp doanh nghiệp bạn có lối đi riêng, giảm tỷ lệ cạnh tranh với những phương án kinh doanh quen thuộc mà nhiều doanh nghiệp đã triển khai. Ý tưởng kinh doanh có thể đến từ việc xem xét các cơ hội kinh doanh, nhu cầu của người tiêu dùng để tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ đổi mới. Hoặc cũng có thể lồng ghép kết hợp các ý tưởng tưởng chừng như đã cũ để tạo nên 1 kế hoạch kinh doanh khác biệt và ưu việt hơn.

Bước 2. Xây dựng định hướng, mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được là gì? Hãy vạch ra thật rõ ràng những mục tiêu và kết quả cần đạt trong ngắn hạn/ dài hạn. Cần nêu rõ chính xác con số doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp cần đạt được, số lượng hàng hóa bán ra, giới hạn thời gian thực hiện cụ thể trong bao lâu (kế hoạch 6 tháng, 1 năm hay 5 năm…)

Bước 3. Nghiên cứu phân tích thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

CEO có thể ứng dụng các mô hình phân tích chuyên sâu như PEST, Ansoff, 7S Mc Kinsey, 5 Forces M. Porter để đánh giá chính xác môi trường kinh doanh, nghiên cứu và nắm rõ phân khúc thị trường, nhu cầu và tâm lý khách hàng để mang tới những cải tiến về sản phẩm, chất lượng dịch vụ.

Ngoài ra, một kế hoạch kinh doanh tối ưu đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh để có chiến lược riêng cho mình. Việc cần làm là lập danh sách, phân loại các đối thủ (trực tiếp, gián tiếp, tiềm ẩn) và lập bảng phân tích chi tiết về giá cả, chiến lược, lợi thế, hạn chế của đối thủ. 

Đồng thời tập trung phân tích SWOT doanh nghiệp mình để xác định điểm mạnh có thể tận dụng (nguồn lực, nguyên vật liệu, sản phẩm đột phá…), những điểm yếu cần hạn chế (tài chính eo hẹp, giá cả đắt đỏ…), cơ hội (tiềm năng thị trường, sản phẩm tốt…) và thách thức (chi phí, thương hiệu..) để đưa ra các phương án xử lý tận dụng tương ứng, đánh bại đối thủ.

Xem thêm: Ma trận SWOT và ứng dụng

Bước 4. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Khi lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn cần nghiên cứu mô hình tổ chức phù hợp, tập hợp những người có cùng chí hướng. Sau đó tiến hành xây dựng bộ máy, xác định cơ cấu phòng ban và phân chia công việc rõ ràng cho từng người. Thiết lập quy trình làm việc bài bản và đảm bảo ai cũng nắm rõ trách nhiệm công việc, phối hợp nhịp nhàng để bộ máy vận hành trơn tru.

Bước 5. Lập kế hoạch Tài chính – Dòng tiền

Đây là bước mà ít CEO có thể làm được nhất vì liên quan tới các con số rối rắm, các dự báo và tính toán phức tạp. Để bản kế hoạch kinh doanh trở nên tối ưu, CEO cần phải dự báo chính xác về nhu cầu tài chính của doanh nghiệp trong 1 khoảng thời gian cụ thể. Từ đó đảm bảo trang trải mọi chi phí hoạt động như nhân công, nguyên vật liệu, sản xuất, marketing. 

Dự trù chính xác và lên kế hoạch ngân sách chi tiết cùng hạn mức đặt ra. Xây dựng báo cáo doanh thu – chi phí và báo cáo kiểm soát dòng tiền ra – vào chi tiết theo ngày/ tháng/ quý/ năm để theo sát mọi biến động chi phí và kịp thời xử lý. Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ tiền để chi trả cho các hoạt động như mặt bằng, nguyên vật liệu, nhà cung cấp khi đang đợi nguồn tiền thu về từ các hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Dự báo và quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp

Bước 6. Lập Kế hoạch Nhân sự

Con người là yếu tố then chốt quyết định thành bại của kế hoạch kinh doanh. Vì vậy, ngay từ đầu bạn phải chú trọng vào chiến lược nhân sự, biết cách xây dựng đội ngũ tự giác, nhiệt huyết, năng suất. Muốn làm được điều đó, bạn phải bắt đầu từ việc hoạch định số lượng nhân sự và phân chia trách nhiệm công việc cụ thể cho từng phòng ban, cá nhân. 

Kết hợp tiến hành xây dựng 1 quy trình quản trị nhân sự bài bản ở đủ các khâu tuyển – dạy – dùng – giữ. Thường xuyên theo dõi, đánh giá chính xác kết quả làm việc và gắn luôn với chế độ lương thưởng rõ ràng để tạo động lực cũng như kiểm soát nhân sự tốt hơn.

Bước 7. Lập kế hoạch Mua hàng – Bán hàng

Lập kế hoạch kinh doanh không thể thiếu kế hoạch Mua hàng – Bán hàng. Bạn cần lập các báo cáo bán hàng – mua hàng chi tiết để cập nhật, kiểm soát lượng hàng hóa đã bán/ tồn kho… Xây dựng kế hoạch bán hàng tối ưu, xem xét lựa chọn nhà cung cấp phù hợp (vị trí có gần không, giá cả nguyên liệu, uy tín trên thị trường…). Có thể tinh gọn quy trình vận chuyển hàng hóa để cắt bớt chi phí không cần thiết.

Bước 8. Lập Kế hoạch Marketing

Một kế hoạch kinh doanh chuẩn không thể thiếu kế hoạch Marketing để khách hàng biết đến sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng phủ sóng. Do đó, CEO cần bắt tay ngay vào việc xây dựng chiến lược marketing sáng tạo, thu hút, lên kế hoạch cho các đầu công việc cụ thể, yêu cầu và mục tiêu đặt ra cho từng chiến dịch, đặt KPI marketing…

Bước 9. Kế hoạch thực hiện

Cuối cùng sau khi chuẩn bị xong những bước trên, đã đến lúc CEO lên kế hoạch thực hiện cho phương án kinh doanh của mình. Chắc chắn rằng bạn có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện về các vấn đề có thể phát sinh như giá, nhân sự, năng suất, tài chính… và lên các phương án dự phòng phù hợp, đảm bảo doanh nghiệp luôn chủ động và có hướng đi phù hợp trước mọi khó khăn. 

Đồng thời, phải luôn theo dõi, giám sát quá trình triển khai để kịp thời phát hiện những biến động bất thường, những khúc cua khiến doanh nghiệp phát triển lệch hướng để kịp thời đưa doanh nghiệp trở lại lộ trình đã vạch ra.

Đây là cách lập kế hoạch kinh doanh trong 9 bước then chốt mà hầu hết những CEO thành công đều nghiêm túc thực hiện. Nó giúp họ xây dựng định hướng doanh nghiệp, đạt mục tiêu và thu được nhiều lợi nhuận to lớn trong kinh doanh. 

5. KẾ HOẠCH KINH DOANH MẪU CÓ SẴN DÀNH CHO CEO

tat-tan-tat-a-z-ve-ke-hoach-kinh-doanh
Tham khảo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thành công 

Với mong muốn giúp CEO nhanh chóng, dễ dàng xây dựng kế hoạch kinh doanh đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả tối đa, đội ngũ chuyên gia tại Sodes đã miệt mài nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng nên BỘ KẾ HOẠCH KINH DOANH TOÀN DIỆN trong Bộ tài liệu Sodes Quản trị tài chính với:

– Hướng dẫn tổng quan xây dựng kế hoạch kinh doanh từ A-Z bắt đầu từ biểu đồ tư duy lập kế hoạch đến khi bắt tay vào xây dựng tầm nhìn sứ mệnh, định hướng mục tiêu, phân tích thị trường đến từng bước lập các kế hoạch triển khai, theo dõi điều chỉnh…

tat-tan-tat-a-z-ve-ke-hoach-kinh-doanh
Case study phân tích thị trường khi lập kế hoạch kinh doanh

– Đa dạng kế hoạch kinh doanh mẫu dưới dạng Word, Excel, Pdf từ 50+ công ty, tập đoàn hàng đầu ở mọi quy mô, ngành nghề khác nhau giúp CEO tham khảo rút kinh nghiệm và áp dụng linh hoạt. Chỉ cần thay đổi thông số, dữ liệu đầu vào của doanh nghiệp mình cho phù hợp là kết quả sẽ xuất ra tự động.

tat-tan-tat-a-z-ve-ke-hoach-kinh-doanh
Mẫu báo cáo doanh thu – chi phí khi lập kế hoạch kinh doanh

– Bộ 33 video hướng dẫn chi tiết từ lý thuyết đến thực hành cùng các phương pháp khoa học, tối ưu giúp CEO định hướng từng bước xây dựng kế hoạch kinh doanh, đồng thời cải thiện và nâng cao các kỹ năng thiết yếu trong suốt quá trình lập kế hoạch kinh doanh như nghiên cứu, phân tích cặn kẽ, so sánh, đánh giá sát sao…

Thông tin chi tiết bộ tài liệu kế hoạch kinh doanh xem tại: https://sodes.vn/kehoachkinhdoanh/01

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Nổi Bật