22 C
Hanoi
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
spot_img

Lý thuyết Dow là gì? Vận dụng 6 nguyên lý trong phân tích kỹ thuật

Lý thuyết Dow – nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật trong thị trường Forex nói riêng và thị trường tài chính nói chung mà bất kỳ một nhà đầu tư cũng cần phải biết. Nếu nắm vững được lý thuyết Dow các nhà đầu có thể dự đoán được chính xác và đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn. Cho nên, trong bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về lý thuyết Dow và 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết này.

1. Lý thuyết Dow là gì?

Người sáng lập ra lý thuyết Dow là Charles H.Dow. Ban đầu lý thuyết được ông viết dưới dạng một bài luận trên tạp chí Wall Street Journal nói về cách phản ứng của thị trường chứng khoán và cách đo lường sức khỏe thị trường tài chính để từ đó thu được lợi nhuận. Sau này khi Charles H.Dow qua đời, William P. Hamilton là người kế thừa và phát triển lý thuyết Dow đến ngày nay.

ly-thuyet-DowLý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow thể hiện rõ được sự biến động tăng giảm xảy ra trên thị trường. Nó được coi là nền tảng cơ bản, là một viên gạch tiền đề để phát triển các loại phân tích kỹ thuật như Trendline, RSI, MACD, sóng Elliott,…

2. 6 Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

ly-thuyet-Dow

Trước đây, lý thuyết Dow được nghiên cứu dựa trên 2 chỉ số của 2 ngành kinh tế thời đó là: công nghiệp và đường sắt. Cho đến nay các chỉ số này đã thay đổi nhưng những nguyên lý của lý thuyết Dow vẫn có thể áp dụng như một nguyên lý nền móng cơ bản.

Vì thế, để hiểu rõ phân tích kỹ thuật trong thị trường Forex bạn cần phải nắm được 6 nguyên lý cơ bản sau:

2.1. Nguyên lý thứ nhất: Thị trường phản ánh tất cả

  • Nội dung đầu tiên của lý thuyết Dow cho thấy mọi thông tin từ quá khứ đến hiện tại và tương lai đều gây ảnh hưởng đến thị trường, nó được thể hiện thông qua giá cổ phiếu và các chỉ số liên quan. Các yếu tố đó bao gồm: mức giá lạm phát, lãi suất, thu nhập,…cho đến cảm xúc của nhà đầu tư. Ban đầu Dow loại trừ các thông tin không thể lường trước được đó là động đất, sóng thần,..Nhưng sau đó những rủi ro của các sự kiện này đều được định giá và tính vào thị trường.
  • Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ, điều này không thể phủ nhận. Có rất nhiều nhà đầu tư chỉ cần nhìn vào biến động giá mà không cần nhìn vào các yếu tố khác như chỉ báo cũng có thể xác định được xu thế của thị trường.
  • Cũng như phân tích kỹ thuật chính thống, lý thuyết Dow cũng tập chung chủ yếu vào giá cả. Tuy nhiên, có một điểm khác là lý thuyết Dow liên quan đến biến động của toàn bộ thị trường hơn là chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán.

2.2. Nguyên tắc thứ hai: Ba xu thế của thị trường

Dựa theo lý thuyết Dow thì thị trường có 3 xu thế chính gồm: xu thế cấp 1 (xu thế chính), xu thế cấp 2 (xu thế phụ) và xu thế cấp 3 (xu thế nhỏ). 

Mỗi xu thế mang những đặc điểm riêng cụ thể như sau: 

ly-thuyet-Dow

Xu thế chính (xu thế cấp 1)  

Xu thế này có thể là xu thế tăng hoặc xu thế giảm.

Ví dụ phần minh họa phía dưới, mũi tên màu đỏ tượng trưng cho xu thế cấp 1 tăng và dễ nhận thấy cứ sau một đà tăng sẽ có một đà giảm gọi là xu thế cấp 2 ngăn chặn đà tăng tiếp diễn.

Chốt lại, xu thế cấp 1 tăng diễn ra khi luôn tạo ra các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước và các đáy sau cao hơn các đáy trước giống như những bậc thang vậy.

Tương tự, xu thế cấp 1 giảm khi tạo ra các đỉnh sau thấp hơn các đỉnh trước và các đáy sau thấp hơn các đáy trước

ly-thuyet-Dow

Xu thế phụ (Xu thế cấp 2)

Đây là xu thế phụ có chiều hướng ngược với xu thế cấp 1. Nếu xu thế chính đang là xu thế tăng thì xu thế cấp 2 là xu thế giảm và ngược lại, nếu xu thế chính là xu thế giảm thì xu thế 2 sẽ là xu thế tăng.

Xu thế nhỏ (Xu thế cấp 3) 

Theo lý thuyết Dow, thời gian thể hiện của xu thế cấp 3 không quá dài khoảng 3 tuần. Xu hướng này thường được áp dụng để điều chỉnh các biến động giá ngược với xu hướng 2.

Do thời gian ngắn hạn nên xu thế 3 không phải là mối quan tâm lớn đối với các nhà giao dịch. Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua nó, xu thế này vẫn được theo dõi vì những biến động giá ngắn hạn cũng nằm trong xu hướng chính và xu hướng phụ.

Thời gian hình thành nên 1 xu thế 

Theo lý thuyết Dow, xu thế cấp 1 thường kéo dài hơn 1 năm thậm chí đến vài năm. Trong khi đó, xu thế cấp 2 chỉ thường kéo dài 3 tuần đến 3 tháng. Và cuối cùng xu thế nhỏ thường kéo dài không quá 3 tuần và nó liên quan đến các chuyển động giá của xu thế phụ.

 

Trong 3 xu thế thì xu thế cấp 1 là xu thế quan trọng nhất để xác định thị trường và nó cũng gây ảnh hưởng lớn tới sự biến động về giá cũng như tác động đến xu thế cấp 2 và cấp 3.

Lưu ý

Để giao dịch theo đúng xu hướng thì các trader nên lưu ý:

  • Nếu thị trường đang trong xu thế tăng thì chỉ nên ưu tiên thực hiện lệnh Buy.
  • Nếu thị trường đang trong xu thế giảm thì chú ý ưu tiên lệnh Sell.

Hạn chế đi ngược lại với xu thế của thị trường nếu không muốn bị mất tiền.

2.3. Nguyên lý thứ ba: 3 Giai đoạn trong xu thế chính (xu thế cấp 1)

Vì xu thế chính là xu thế quan trọng nhất nên trong lý thuyết Dow, Charles H.Dow chia xu thế chính như sau:

  • Với xu thế chính là 1 xu thế tăng thì chia làm 3 giai đoạn gồm: giai đoạn tích lũy, giai đoạn bùng nổ và giai đoạn quá độ.
  • Với xu thế chính là 1 xu thế giảm cũng chia làm 3 giai đoạn gồm: giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn tuyệt vọng (panic phase).

Đối với xu hướng chính tăng (thị trường bò)

ly-thuyet-DowThị trường Bò

  • Giai đoạn tích lũy

Đây là một giai đoạn ngắn hạn nằm ở đầu của một thị trường tăng và cũng là thời điểm có rất ít nhà giao dịch tham gia vào thị trường.

Giai đoạn tích lũy thường nằm ở cuối một xu thế giảm và thị trường trong giai đoạn di chuyển rất chậm gần như không có nhiều sự biến động. Nhưng có một điều đặc biệt là giai đoạn này giá thường cực kỳ hấp dẫn bởi vì ở thời điểm này các tin tức xấu đều đã được tung ra và áp lực bán tan biến gần như không thể giảm thêm được nữa. Vì vậy, sẽ không có rủi ro nào về việc giá sẽ giảm.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư ít am hiểu sẽ rất khó nhận biết được giai đoạn này, không thể dự đoán được thị trường, rất dễ rơi vào tình trạng bán tháo.

  • Giai đoạn bùng nổ

Sau giai đoạn tích lũy là giai đoạn bùng nổ, đúng như cái tên gọi của nó thị trường thời điểm này đã có những biến động mạnh mẽ và giá có dấu hiệu tăng lên. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư tham gia vào giai đoạn tích lũy càng nhiều tức là họ đã bắt đầu tin tưởng thời kỳ tồi tệ đã qua và sự phục hồi đang tới dẫn tới sự xuất hiện của giai đoạn bùng nổ.

Đây là giai đoạn có biến động giá lớn nhất và thời gian cũng dài nhất. Trong giai đoạn này các nhà đầu tư bắt đầu nắm giữ một vị thế nhất định trên thị trường và thu được nhiều lợi nhuận.

  • Giai đoạn quá độ

Khi thị trường tăng quá mạnh và đến một mức nào đó người mua bắt đầu yếu thế thị trường sẽ dần chuyển sang giai đoạn quá độ – giai đoạn cuối cùng trong xu thế tăng.

Ở giai đoạn này, các nhà đầu cơ thường bắt đầu thu hẹp vị thế và bán cho những người tham gia vào thị trường. Do đó, xu hướng đang dần trở nên yếu đi và đây cũng là dấu hiệu bắt đầu cho một xu hướng giảm chính.

 

Đối với xu hướng chính giảm (thị trường gấu)

 

ly-thuyet-DowThị trường Gấu

  • Giai đoạn phân phối

Đây là giai đoạn nằm ngay sau giai đoạn quá độ của xu hướng tăng. Khi mà các cá mập đang tích xả hàng ra thị trường khiến khối lượng tăng.

Ở giai đoạn này các nhà đầu tư tích cực tham gia vào thị trường với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng cao kéo theo rất nhiều trader vào thị trường mà không biết mình đang đu lên đình hay sắp vỡ mộng.

  • Giai đoạn giảm mạnh

Giai đoạn này giá bắt đầu lao dốc xuống. Trái ngược với thị trường bò thay vì tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn để xác nhận một xu thế tăng, thì giai đoạn này lại tạo ra các đỉnh và đáy thấp hơn.

Các cá mập liên tục bơm ra các tin xấu khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng hoang mang làm cho áp lực bán xuất hiện, giá bắt đầu giảm mạnh dẫn đến các nhà đầu tư bên ngoài không dám nhảy vào.

  • Giai đoạn tuyệt vọng

Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng của thị trường giảm và là giai đoạn chuẩn bị cho một xu thế tăng sắp hình thành.

Đây là giai đoạn hoảng loạn nhất thị trường, áp lực bán xuất hiện khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Các nhà giao dịch có tâm lý tiêu cực với những hy vọng rất mong manh, do vậy họ không còn quan tâm đến thị trường mà chỉ mong muốn thoát khỏi thị trường để gỡ lỗ.

2.4. Nguyên lý thứ tư: Chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau

Theo lý thuyết Dow, nếu thị trường có sự biến động đảo chiều từ xu thế tăng sang xu thế giảm hoặc ngược lại thì phải có xác nhận của cả 2 chỉ số. Theo thị trường truyền thống 2 chỉ số đó là chỉ số trung bình công nghiệp và trung bình đường sắt.

Tức là  nếu chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones xác nhận 1 xu hướng giá tăng, thì bắt buộc chỉ số vận tải đường sắt cũng phải xác nhận 1 xu hướng tăng giá, từ đó mới có thể xác nhận được xu thế tăng chung của thị trường.

 

2.5. Nguyên lý thứ năm: Khối lượng giao dịch là điều kiện xác nhận xu hướng

Dow nói các tín hiệu để mua vào hoặc bán ra đều dựa trên biến động giá, khối lượng giao dịch sẽ đi cùng tương quan với xu thế thị trường. Các nhà đầu tư có thể dựa vào khối lượng giao dịch để xác định xu hướng thị trường.

Tức là, trong một xu thế tăng khối lượng giao dịch sẽ tăng theo khi giá di chuyển theo đúng xu hướng và ngược lại. Như vậy, nếu trong trường hợp mà khối lượng giao dịch chạy ngược với xu hướng báo hiệu một sự yếu kém trong xu hướng, và có thể sẽ có sự đảo chiều trong thời gian tới.

2.6. Nguyên lý thứ sáu: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện

Việc chúng ta xác định xu hướng là để không giao dịch chống lại xu hướng và theo lý thuyết Dow tin rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực và được duy trì cho đến khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo chiều.

Chính vì vậy, để giao dịch thành công các nhà đầu tư phải kiên nhẫn, biết cách quan sát để nhận biết được các dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều sắp diễn ra để đưa ra những quyết định đúng đắn.

3. Những điểm hạn chế của lý thuyết Dow

Mặc dù lý thuyết Dow đưa ra rất nhiều nguyên lý giúp ích cho các nhà đầu tư nắm bắt được thị trường nhưng bên cạnh đó nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

  • Lý thuyết Dow có độ trễ lớn

Thị trường Forex luôn biến động không ngừng, nó tính theo từng phút, thậm chí từng dây. Nếu chúng ta cứ khăng khăng tuân thủ theo nguyên lý Dow thì sẽ đánh mất nhiều cơ hội kiếm lời ở giai đoạn đầu và cuối của biến động.

  • Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng

Trong lý thuyết Dow có chỉ ra mọi yếu tố như lạm phát, lãi suất hay cảm xúc của nhà đầu tư,… nhưng ông đã bỏ qua các yếu tố như động đất, sóng thần hoặc các vấn đề liên quan đến khủng bố,… mà thực tế các yếu tố này tác động rất lớn đến giá của thị trường. 

  • Lý thuyết không áp dụng được nhiều cho các giao dịch trung hạn và ngắn hạn 

Lý thuyết Dow chú trọng đặc biệt đến xu hướng chính nên các nhà đầu tư cần phải đợi đỉnh và đáy được hình thành. Điều này tốn rất nhiều thời gian phân tích và tìm ra xu thế, khiến cho các nhà đầu tư bỏ mất các cơ hội đầu tư trung hạn và ngắn hạn.

Như vậy, lý thuyết Dow vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại. Hiểu và nắm chắc được các nguyên lý của lý thuyết Dow sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu được xu hướng biến động của thị trường, từ đó giao dịch hiệu quả và tạo ra nhiều lợi nhuận.

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Nổi Bật