Mục lục
Mô hình nến Nhật là một công cụ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong Forex dùng trong phân tích kỹ thuật và được dùng để mô tả hành động giá cũng như tâm lý của các nhà giao dịch.
Nến Nhật là một công cụ rất phổ biến trong Forex, có thể nói đây là trợ thủ đắc lực của các trader trong phân tích kỹ thuật.
Vậy cho dù bạn biết hay chưa biết về nến nhật, bạn chỉ cần bỏ ra 10 phút đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về nến Nhật và các mô hình nến Nhật trong Forex.
1. Mô hình nến Nhật là gì?
Mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật (hay còn gọi với nhiều cái tên khác như: nến Nhật, mô hình nến,..) là công cụ được dùng trong phân tích kỹ thuật để mô tả hành động giá cả hoặc sự biến động của tỷ giá cũng như mô tả tâm lý của nhà giao dịch trong một phiên giao dịch nhất định.
Nến Nhật là công cụ do người Nhật tên là Munehisa Homma phát minh ra vào thế kỷ thứ 18 và dùng nó để thể hiện những biến động của giá gạo tại Nhật Bản lúc đó.
Ông đã tìm ra quy luật biến động giá gạo từ đồ thị cây nến và kiếm được số tiền khổng lồ từ chiến lược phân tích của mình. Và từ đó cho đến nay nến Nhật là công cụ phổ biến rộng rãi dùng trong giao dịch tài chính.
2. Cấu tạo của nến Nhật
Nến Nhật có cấu tạo chính là phần thân nến và phần bóng nến. Mỗi cây nến sẽ cung cấp cho các trader 4 thông tin: Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất trong phiên và giá thấp nhất trong phiên.
Cấu tạo của nến Nhật
Đối với phần thân nến (Body nến): Được hiển thị bằng 2 màu xanh và đỏ, nó thể hiện phạm vi giá giao động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể.
– Giá mở cửa: đây là giá khởi đầu trong một phiên giao dịch
– Giá đóng cửa: đây là giá kết thúc phiên giao dịch
Trong đó:
- Nếu giá mở cửa < giá đóng cửa => Nến xanh (tức là giá tăng)
- Nếu giá mở cửa > giá đóng cửa => Nến đỏ (tức giá giảm)
Với 2 màu xanh và đỏ sẽ làm cho phần giá mở cửa và giá đóng cửa đặt ở 2 vị trí khác nhau.
+ Nến xanh (nến tăng): Giá mở cửa nằm bên dưới, giá đóng cửa nằm bên trên
+ Nến đỏ ( giá giảm): Giá mở cửa nằm bên trên, giá đóng cửa nằm bên dưới.
Đối với phần bóng nến (hay còn gọi là râu nến): nó sẽ thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên giao dịch
- Bóng nến trên (hay còn gọi là râu nến trên): Là giá cao nhất trong phiên giao dịch (đỉnh của giá)
- Bóng nến dưới (hay còn gọi là râu nến dưới): Là giá thấp nhất trong phiên giao dịch (đáy của giá)
Lưu ý: Với phần body nến cứ giá mở cửa ấn định là bao nhiêu thì sẽ được đánh dấu thành mức nến bắt đầu chạy. Và giá đóng cửa hết một phiên là bao nhiêu sẽ trở thành cột mốc kế tiếp được đánh dấu vào nến.
Với những mức giá lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ nằm ở 2 phần râu trên và râu dưới.
Giả sử có ví dụ sau:
Từ ví dụ trên ta dễ dàng thấy được:
- Giá mở cửa là 1881.245
- Giá đóng cửa là 1903.456
Phần thân nến sẽ chạy dao động từ 1881.245 đến 1903.456. Tuy nhiên trong phiên có lúc giá cao nhất chạy lên tới 1912.785, và có lúc giá chạy xuống thấp nhất là 1858.240.
3. Ý nghĩa của nến Nhật
Khi phân tích mô hình nến nhật các trader có thể thấy được phe mua hay phe bán đang chiếm ưu thế từ đó giúp các trader có thể dễ dàng đưa ra quyết định vào lệnh Buy hay Sell.
- Nếu thân nến xanh dài tức giá tăng nhiều, người mua nhiều hơn người bán đẩy giá tăng cao. Ngược lại nến đỏ dài tức giá giảm nhiều, người bán nhiều hơn người mua đẩy giá xuống thấp.
=> Như vậy, nến càng dài chứng tỏ áp lực mua bán càng lớn, phiên giao dịch biến động vô cùng mạnh.
- Nếu một cây nến có bóng nến trên dài và bóng nến dưới ngắn nó có nghĩa là phe mua đang chiếm ưu thế và cố gắng đẩy giá cao nhưng phe bán đã nhảy vào và đẩy giá giảm trở lại khiến cho giá mở cửa gần với giá đóng cửa.
- Ngược lại với trường hợp trên nếu bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn tức là phe bán đang chiếm ưu thế kiểm soát thị trường, giá đang được đẩy xuống nhưng phe mua nhảy vào làm cho giá tăng trở lại, điều này làm cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
- Trong trường hợp thân nến ngắn và không có bóng nến thì chứng tỏ cả phe mua và phe bán đều không có thời gian chiếm lĩnh thị trường.
4. Các loại nến Nhật phổ biến nhất hiện nay
Về cơ bản nến Nhật đơn thuần chia làm 3 loại chính: mô hình nến đơn, nến đôi, nến ba. Cả 3 loại này sẽ cung cấp cho nhà đầu tư hai thông tin: xu thế giá đang tiếp diễn hay đảo chiều.
Việc của các trader khi tham gia vào thị trường Forex phải đọc và hiểu thông tin này để biết được lúc nào nên vào lệnh và lúc nào nên thoát lệnh. Sau đây là thông tin về 3 loại nến:
Mô hình nến Nhật đơn
Đây là dạng mô hình nến đơn giản nhất, là nền tảng chó các mô hình khác. Do đó, khi bạn hiểu được mô hình nến đơn sẽ giúp bạn xác định xu hướng thị trường từ mô hình nến đôi và nến ba. Ngoại trừ mô hình Marubozu thì các mô hình nến đơn còn lại đều biểu hiện cho sự đảo ngược xu hướng hiện tại.
Có 8 mô hình nến đơn cơ bản:
- Mô hình nến Doji
Mô hình nến Doji
Mô hình nến Doji hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa bằng nhau hoặc ít chênh lệch. Như hình vẽ ta thấy thân nến gần như dấu gạch ngang tạo thành hình dấu cộng.
Các thị trường truyền thống thường hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu. Trong khi đó giao dịch tiền điện tử hoàn toàn trực tuyến và biến động giá trên khung thời gian ngắn.
Ví dụ: 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 4 giờ và không đứt mạch do giao dịch liên tục. Nên biểu đồ nến tạo ra hình ảnh trực quan về biến động của tài sản giao dịch sát với thực tế hơn.
- Mô hình nến Gravestone (nến bia mộ)
Mô hình nến bia mộ
Nến bia mộ hay Gravestone được gọi như vậy bởi nó giống với hình bia mộ. Mô hình này có phần râu dài nằm phía trên phần thân nó báo hiệu một lực mạnh kéo giá xuống.
- Mô hình nến Dragonfly (nến chuồn chuồn)
Mô hình nến chuồn chuồn (nến Dragonfly) hay còn gọi là mô hình bia mộ ngược vì nó trái ngược với hình nến bia mộ có phần râu dài nằm phía dưới phần thân cho thấy sức mạnh làm tăng giá đang giảm dần.
- Mô hình nến Hammer (nến búa)
Mô hình nến búa
Mô hình này có phần râu phía dưới dài hơn ở phía trên và nhiều khi khó có thể nhận thấy được phần râu phía trên.
Mô hình búa cho thấy sức mạnh từ phe giá xuống hoặc phe giá lên đã kết thúc.
Khi chuyển từ phe giá lên sang phe giá xuống thì mô hình được gọi là mô hình Hanging Man (nến người treo cổ).
- Mô hình nến Spinning top (nến con xoay)
Mô hình con xoay
Mô hình này có dạng như con quay và xuất hiện khi thị trường đang chứng kiến ít biến động và đang được củng cố. Nó được biểu thị bằng phần thân ngắn còn 2 phần râu thì gần bằng nhau.
Mô hình cho thấy phe giá lên và phe giá xuống đang tranh giành quyền kiểm soát một cách cân bằng chưa bên nào chiếm ưu thế.
- Mô hình nến Standard Line ( mô hình đường tiêu chuẩn)
Mô hình đường tiêu chuẩn
Mô hình nến đường tiêu chuẩn có phần thân lớn và phần râu ngắn hơn ở cả 2 đầu.
Mô hình này không cung cấp manh mối về xu hướng thị trường mà chúng chỉ ra rằng chiều hướng hiện tại trên thị trường có đủ sức mạnh để duy trì xu hướng tăng hoặc giảm.
- Mô hình nến Marubozu
Đây là mô hình nến đặc biệt có phần thân nhưng không có phần đuôi. Nó cho thấy sự tiến triển của xu hướng giao dịch tăng hoặc giảm.
- Mô hình nến Inverse Hammer (mô hình nến búa ngược)
Mô hình nến búa ngược
Mô hình này đại diện cho xu hướng đảo ngược, nó đối lập với nến búa và nến người treo cổ. Mô hình này có phần râu trên dài hơn râu dưới và có phần thân nhỏ hơn.
Mô hình nến búa ngược cho thấy thời gian của phe giá xuống đã hết và phe giá lên nắm quyền. Ngược lại, khi phe giá lên mất kiểm soát thì sẽ xuất hiện mô hình sao băng (nến shooting star).
Mô hình nến nhật đôi
Mô hình nến đôi
Mô hình nến đôi là mô hình nến theo cặp để khám phá trạng thái hiện tại của thị trường.
Mô hình được sử dụng nhiều nhất là nến Bullish/bearish engulfing (nến nhấn chìm tăng hoặc nến nhấn chìm giảm) và nến tweezer.
Các mô hình nến chìm cho thấy thị trường đang bị chế ngự hoặc đang bị hấp thụ theo hướng ngược lại. Mô hình nến đôi cho biết xu hướng tăng hay giảm chiếm được ưu thế.
Ví dụ trong mô hình nhấn chìm tăng gồm một nến giảm theo sau nó là một nến tăng vối phần thân lớn hơn biểu thị sự đảo ngược trong hành vi của thị trường.
Mô hình nến Tweezer cũng là mô hình biểu thị cho sự đảo chiều nhưng hai nến có cùng chiều dài thân và râu. Râu có cùng bên trên hoặc bên dưới.
Mô hình nến nhật ba
Mô hình nến ba
Mô hình nến ba là mô hình có 3 cây nến liền kề nhau và được xếp chung. Có 2 mô hình quan trọng trong mô hình 3 nến là Morning Star (nến sao mai) hoặc evening star (nến sao hôm) và three soldiers (nến 3 chàng lính).
- Mô hình nến sao hôm bắt đầu bằng một cây nến tăng và theo sau đó là một cây nến tăng hoặc giảm nhỏ, cuối cùng là một cây nến dài hơn cây nến tăng đầu tiên.
- Mô hình nến 3 chàng lính tạo thành mô hình giống như cầu thang với 3 bậc. Nó biểu thị xu hướng giá tăng. Ban đầu là một cây nến nhỏ sau đó là một cây nến lớn hơn và cuối cùng là thanh nến lớn hơn nữa.
Tham khảo thêm:
Các mô hình nến đảo chiều mạnh
Cách đọc biểu đồ nến nhật
5. Những điểm hạn chế của nến Nhật
Không thể phủ nhận mô hình nến nhật là công cụ hoàn hảo cho các trader trong phân tích kỹ thuật nhưng bên cạnh đó nó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
-
Nến Nhật không dự báo được xu hướng thị trường
Mô hình nến nhật chỉ thể hiện giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong 1 khoảng thời gian nhất định nên nó chỉ có khả năng dự đoán diễn biến giá tiếp theo chứ không thể đoán được xu hướng của thị trường, bởi thị trường diễn biến rất bất thường và khó lường trước được.
-
Nến Nhật không thể hiện được những chuyển động giá bên trong nó
Nếu quan sát cây nến bạn chỉ biết được hôm đó giá tăng hay giảm và phe nào đang chiếm ưu thế, nhưng bạn sẽ không thể biết được trong ngày hôm đó giá tăng hay giảm như thế nào
Ví dụ trong phiên giao dịch đó có lúc giá đi lên liên tục nhưng có lúc biến động lên xuống thất thường nhưng vẫn trong xu hướng là tăng. Chính vì vậy, các trader khi phân tích mô hình nến nhật cần phải kết hợp quan sát trên nhiều khung thời gian khác nhau để nhìn nhận chính xác hơn hành vi của giá.
Như vậy, bài viết này đã giới thiệu cho các bạn biết được nến Nhật là gì và các mô hình nến Nhật phổ biến hiện nhất hiện nay. Hy vọng việc nắm bắt các mô hình nến Nhật sẽ giúp các trader phân tích những thông tin quan trọng trên thị trường, kiếm được nhiều lợi nhuận.