28 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng chín 14, 2024
spot_img

[Tải miễn phí] Mẫu bảng chấm công chuẩn nhất 2024

Chấm công là một trong những nghiệp vụ nhân sự vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Nó được coi như một phương tiện theo dõi, đánh giá thái độ và tính chuyên cần của nhân viên, qua đó làm căn cứ để tính lương và xem xét hiệu quả công việc định kỳ. 

Thông thường, để các hoạt động chấm công nhân viên diễn ra trôi chảy thì việc sử dụng mẫu bảng chấm công chi tiết, chuẩn chỉnh là điều không thể thiếu. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả mẫu chấm công tham khảo mới nhất theo quy định hiện hành. 

1. Các quy định hiện hành về mẫu bảng chấm công

Theo quy định tại điều 9 Thông tư 200 và điều 10 Thông tư 300: 

“Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này (Thông tư 200) hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.”

=> Như vậy với mẫu bảng chấm công doanh nghiệp có 2 lựa chọn là sử dụng mẫu theo thông tư hoặc tự thiết kế riêng. 

2. Các phương pháp chấm công thường dùng

Để tiến hành chấm công nhân viên, người ta thường sử dụng 1 trong 3 phương pháp sau: 

  • Chấm công theo ngày: Khi người lao động làm việc tại đơn vị thì mỗi ngày sẽ dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó. 
  • Chấm công theo giờ: Người lao động làm bao nhiêu việc trong ngày thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công làm việc bên cạnh ký hiệu tương ứng.
  • Chấm công nghỉ bù: Chấm công nghỉ bù chỉ được áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán khoản lương làm thêm. Do đó, khi người lao động khi nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian như bình thường.

3. Một bảng chấm công Excel cần thể hiện những nội dung gì? 

Một mẫu bảng chấm công thể thể hiện nhiều thông tin khác nhau song mục đích cuối cùng vẫn là để theo dõi số ngày làm việc và ngày nghỉ của nhân viên. Vậy nên, để quản lý ngày công của nhân sự hiệu quả, bảng chấm công cần biểu thị tối thiểu những nội dung sau: 

  • Thông tin cơ bản của nhân sự: Họ tên, phòng ban, chức vụ..
  • Số ngày đi làm, nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ lễ, ngày nghỉ không lương, ngày công tác.. 

Xem thêm: Tất tần tật về trả lương 3P

4. [Miễn phí] Mẫu bảng chấm công mới nhất 

Mẫu bảng chấm công word theo thông tư 200 và 133

mau-bang-cham-cong
Mẫu bảng chấm công word theo thông tư 200 và 133

Lưu ý, phương pháp ghi bảng chấm công: 

  • Cột A, B: Lần lượt ghi số thứ tự, họ tên từng người trong bộ phận công tác.
  • Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ tương ứng của từng người.
  • Cột 1 đến 31: Biểu thị đầy đủ các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
  • Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm tương ứng của từng người trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian tương ứng của từng người trong tháng.
  • Cột 34: Ghi đầy đủ tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương ứng với từng người trong tháng.
  • Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương ứng với từng người trong tháng.
  • Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng BHXH của từng người trong tháng.
DOWNLOAD MẪU BẢNG CHẤM CÔNG WORD THEO THÔNG TƯ 133 VÀ 200

Mẫu bảng chấm công tự thiết kế đơn giản

mau-bang-cham-cong DOWNLOAD BẢNG CHẤM CÔNG MẪU 2022 MỚI NHẤT


Chấm công vốn là một phần phục vụ công tác tính và trả lương cho người lao động tại doanh nghiệp. Chấm công và tính lương là 2 hoạt động song hành và bổ trợ cho nhau. Công tác tính lương có tốt thì quản trị nhân sự mới vững, giúp củng cố doanh nghiệp, tạo dựng lợi thế bền vững lâu dài. 

Sodes – Đơn vị cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, với 11 năm hoạt động, đồng hành và đem lại thành công cho 50.000+ doanh nghiệp. Nay cho ra mắt giải pháp tính lương 3P nhằm giúp chủ doanh nghiệp tối ưu quỹ lương, tối đa hiệu suất nhân sự. Cụ thể bao gồm:

Hướng dẫn trả lương theo 3P chi tiết

  • Quy trình xây dựng lương 3P chuẩn xác
  • Hướng dẫn xây dựng lương P1 (lương theo vị trí công việc) dựa vào đánh giá giá trị công việc
  • Hướng dẫn đánh giá năng lực, quy đổi ra lương P2 (lương theo năng lực)
  • Hướng dẫn xây dựng, đánh giá kết quả công việc của nhân sự dựa trên KPI để tính lương P3 (lương theo kết quả công việc)
  • Các công thức tính và hơn 50+ mẫu biểu chi tiết tính lương 3P từ các doanh nghiệp hàng đầu

Mẫu bảng lương cho từng loại hình doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp sản xuất
  • Doanh nghiệp thương mại
  • Công ty dịch vụ 
  • Doanh nghiệp xây dựng
  • Áp dụng cho cả trường học, trường mầm non
  • Công ty dược
  • Công ty dệt may

Quy chế tiền lương và bảo hiểm mới nhất theo quy định hiện hành

  • Mẫu cụ thể về quy chế tiền lương
  • Các văn bản quy định về tiền lương trong tổ chức
  • Các văn bản quy định về chế độ bảo hiểm, mức đóng bảo hiểm
  • Các đạo luật, quy định về công đoàn
  • Bảng quy ước mã số trên hệ thống thang lương

Các phương pháp giúp tạo động lực nhân viên

  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp
  • Phương pháp gắn kết hỗ trợ tạo động lực cho nhân viên
  • Công cụ  4Ps – Hỗ trợ giải quyết vấn đề
  • Công cụ  EDAC – Cung cấp cách thức chỉ dẫn nhân viên
  • Công cụ  FBI – Đưa ra phản hồi để nhân viên cải tiến hiệu quả công việc

Đào tạo và phát triển nhân sự

  • Cách tạo dựng khung năng lực đánh giá năng lực nhân sự
  • Xây dựng các kế hoạch, lộ trình đào tạo chi tiết
  • Đào tạo nội bộ và ngoài doanh nghiệp
  • Sổ tay quản trị đào tạo, quản trị nhân tài trong doanh nghiệp
  • Các biểu mẫu đào tạo (kế hoạch, cam kết, đánh giá….)
  • Hướng dẫn cách xây dựng lộ trình công danh chi tiết

Xem thêm thông tin chi tiết về giải pháp này tại: https://sodes.vn/luong3p/01

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Nổi Bật