Mục lục
Văn hóa doanh nghiệp chính là “linh hồn”, là nền tảng tinh thần tạo nên giá trị vô hình của một công ty. Muốn công ty hoạt động hiệu quả và gắn kết chặt chẽ từ lãnh đạo đến nhân viên thì chắc chắn người đứng đầu phải định hình và xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp phù hợp và bền vững.
1.Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Nhưng hiểu một cách đơn giản văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa công ty là toàn bộ những giá trị, niềm tin và hình thức biểu hiện ra bên ngoài đã được hình thành trong suốt quá trình gây dựng và phát triển của một doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp sẽ trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào từng hoạt động của tổ chức, đồng thời nó chi phối trực tiếp đến cách suy nghĩ, tính cách và hành vi của mọi thành viên trong quá trình thực hiện các mục tiêu của cá nhân và doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm 4 thành phần: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của tổ chức. Nó được chia thành 2 loại:
- Ở dạng hữu hình, văn hóa công ty thể hiện ở đồng phục, quy định, khẩu hiệu, nghi thức, các hoạt động,…của công ty.
- Còn văn hóa vô hình, văn hóa công ty chính là thái độ, phong cách, suy nghĩ, thói quen của những con người trong tổ chức.
2. Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Thực tế cho thấy rằng, một doanh nghiệp có nền văn hóa nghèo nàn sẽ khó có thể trụ vững và tồn tại trên thị trường. Ngược lại, doanh nghiệp nào có nền tảng văn hóa bài bản sẽ phát triển mạnh mẽ, bền vững. Điều này được minh chứng rõ ràng ở những lợi ích nổi bật dưới đây của văn hóa doanh nghiệp:
2.1 Là cơ sở giúp CEO theo sát chiến lược, củng cố cho tầm nhìn
Văn hóa được xây dựng dựa trên tầm nhìn và sứ mệnh mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Đó sẽ là cơ sở để tìm ra được chiến lược, đường hướng phù hợp và “dài hơi” và là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp luôn có định hướng chính xác và không đi chệch ra với lộ trình đã vạch ra ban đầu.
2.2 Văn hóa tạo ra dấu ấn, định hình bản sắc riêng cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp hình thành nên bản sắc và nét độc đáo riêng của mỗi công ty. Từ đó chủ động truyền tải thông điệp, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến từng nhân viên/ khách hàng/đối tác, giúp doanh nghiệp khẳng định tên tuổi và dấu ấn nổi bật cũng như sự chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường.
Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
2.3 Góp phần xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, lành mạnh
Văn hóa chính là “chất keo” gắn kết các thành viên, đội nhóm trong doanh nghiệp, giúp toàn bộ đội ngũ thống nhất về cách làm việc sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Đồng thời, văn hóa công ty là cơ sở để nhân viên thấu hiểu được vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức. Từ đó nhân viên có động lực và tự giác làm việc, hình thành môi trường làm việc chuyên nghiệp.
2.4 Là cơ sở uốn nắn hành vi và giải quyết mâu thuẫn đội ngũ
Nếu có bất cứ xung đột nội bộ xảy ra thì văn hoá doanh nghiệp chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất. Bên cạnh đó, văn hóa còn là một bộ quy định giúp giải quyết những tranh cãi một cách thuyết phục, là chính sách về lợi ích và nghĩa vụ nhằm định hình cho các nhân viên một nền tảng về cách cư xử và hành vi, ai cũng được đối xử như nhau.
2.5 Là vũ khí lợi hại giúp giữ chân nhân sự, thu hút nhân tài
Văn hóa công ty tạo ra chính sách nhân sự minh bạch, mỗi nhân viên đều được hưởng môi trường và lộ trình phát triển bản thân một cách lành mạnh, công bằng. Từ đó, là cơ sở để doanh nghiệp giữ chân nhân sự, thu hút nhân tài, hạn chế tối đa tình trạng nhân sự “dứt áo ra đi”, công ty chảy máu chất xám.
3. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được ví như “đường vân tay”, mỗi công ty cần phải hình thành nên văn hóa mang nét đặc trưng riêng biệt để tạo dấu ấn độc đáo trên thị trường đông đúc. Để làm được điều đó, nhà quản lý cần xem xét những yếu tố dưới đây:
– Tầm nhìn: là yếu tố đơn giản nhưng lại chính là nền tảng của văn hóa. Nó là “bức tranh” về sự thành công mà doanh nghiệp sẽ đạt được tại một thời điểm trong tương lai. Hay nói cách khác, tầm nhìn là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp (thường kéo dài từ 5 tới 10 năm hoặc là hơn). Hoàn tất quá trình xây dựng tầm nhìn, nhà quản lý sẽ có một cái nhìn rõ ràng về hướng đi của doanh nghiệp.
– Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Nếu tầm nhìn cho thấy mục tiêu của công ty thì giá trị cốt lõi lại chính là thước đo để điều chỉnh những hành vi, quan điểm thiết yếu nhằm đạt được tầm nhìn đó.
Ví dụ như, ở một doanh nghiệp coi trọng thái độ thì tất cả nhân viên trong công ty sẽ cần phải có thái độ chuẩn mực như: cầu tiến trong công việc, tận tình với khách hàng, hòa đồng với đồng nghiệp,…Và khi đó, doanh nghiệp sẽ lấy thái độ là tiêu chí chính để đánh giá, tuyển dụng nhân sự. Đó chính là những ưu điểm của giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đó đề ra.
– Thực tiễn: Đây là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo ra một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Bởi chỉ khi tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lõi,… mà doanh nghiệp hướng tới đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp thì khi ấy văn hóa công ty mới thực sự phát huy hết những vai trò của nó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
– Con người: là nhân tố quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể hơn, người lãnh đạo của doanh nghiệp chính là người đưa ra tầm nhìn và chia sẻ giá trị cốt lõi đến toàn doanh nghiệp. Và toàn bộ đội ngũ nhân sự sẽ thực hiện những giá trị ấy.
– Sức mạnh từ câu chuyện: Bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào khi hình thành đều gắn liền với một lịch sử hay một câu chuyện độc đáo. Và việc tái hiện lịch sử ấy thành câu chuyện chính là yếu tố cốt yếu của sự sáng tạo văn hóa. Thông qua bài học lịch sử ấy, mọi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ hiểu và nỗ lực không ngừng để có thể tiếp bước những thành công trước đây của doanh nghiệp.
– Môi trường làm việc: Một doanh nghiệp có môi trường làm việc hiệu quả, hình thành những thói quen, nề nếp làm việc, cách thức ứng xử và hành vi lịch sự, văn minh, có nghĩa là doanh nghiệp đó đã xây dựng được một nền tảng văn hóa doanh nghiệp thành công.
4. Chi tiết cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Hiểu thấu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý đặt ra câu hỏi: Nên bắt đầu từ đâu để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, riêng biệt?
Dưới đây chính là 5 bước cơ bản CEO cần nắm được để xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp.
Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp cơ bản
– Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai theo thời gian, là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp.
Để xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, CEO cần làm rõ:
- Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp là gì? ( Lý do tồn tại, định hướng, mục tiêu,..)
- Sự nhất quán được thể hiện ra sao? ( giá trị cốt lõi, các thỏa thuận,..)
- Sự tham gia của đội ngũ nhân sự cần chú ý điều gì? ( các nguyên tắc trao quyền, định hướng phát triển năng lực,…)
- Khả năng thích nghi với thời đại số 4.0? ( sự thay đổi, hành vi ứng xử đối với khách hàng, sự học hỏi,..)
– Bước 2: Nhìn nhận, đánh giá lại văn hóa hiện tại của doanh nghiệp
Khi xây dựng hay thay đổi nền tảng văn hóa công ty, CEO nên đánh giá lại tình hình văn hóa hiện tại của doanh nghiệp ra sao, có những giá trị hay biểu hiện tích cực nào để tiếp tục duy trì và phát huy. Đồng thời, nhận diện những dấu hiệu tiêu cực để loại bỏ triệt để và tiến hành thay đổi hiệu quả.
– Bước 3: Thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn và hiện tại
Sau khi xác định được nền tảng văn hóa mong muốn và có những nhìn nhận chính xác về yếu điểm đang tồn tại, CEO cần lên kế hoạch rút ngắn khoảng cách giữa hiện tại và mong muốn. Các khoảng cách này cần đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: Ra quyết định, Phong cách làm việc, Giao tiếp (truyền thông) và Đối Xử.
Lưu ý: Khi đã xác định được giá trị phù hợp, CEO cần gắn liền chúng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo từ quá trình tuyển dụng, ra quyết định,…đều phải căn chỉnh sao cho ăn khớp với các giá trị đã đặt ra.
– Bước 4: Triển khai văn hóa doanh nghiệp
Khi tiến hành triển khai văn hóa doanh nghiệp, nhà quản lý cần:
- Thiết lập một đơn vị phụ trách về văn hóa công ty, cụ thể là tiểu ban Văn hóa hoặc phòng truyền thông nội bộ. Sau đó, bộ phận này sẽ lên kế hoạch triển khai ( bao gồm mục tiêu, hoạt động, thời gian,…).
- Truyền đạt văn hóa doanh nghiệp tới toàn thể đội ngũ nhân viên bằng cách phổ biến các quy định, quy chế chung, tổ chức các buổi trò chuyện giữa lãnh đạo và nhân viên giá trị văn hóa công ty. Đồng thời khuyến khích, tạo động lực cho cho nhân viên cùng nỗ lực xây dựng, thay đổi văn hóa.
- Duy trì sự ổn định và phát triển văn hóa bằng cách tích hợp các giá trị của doanh nghiệp vào hoạt động hàng ngày, tiến hành triển khai hoạt động văn hóa cụ thể, thiết lập hệ thống khen thưởng hợp lý, tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
– Bước 5: Tiếp tục đánh giá và thay đổi
Ở bước này, CEO cần thực hiện khảo sát và đánh giá văn hóa doanh nghiệp theo từng tháng,quý, năm. Tạo cơ hội để nhân viên đưa ra những phản hồi khách quan. Đồng thời, tiến hành tính toán hiệu quả của văn hóa dựa trên các chỉ số đo lường như: tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, chỉ số hài lòng của nhân viên,…Và tiếp tục cải thiện, thay đổi nhằm xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.
————-
Tuy nhiên, để thay đổi và xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách tối ưu lại là điều không hề đơn giản với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty non trẻ hay các doanh nghiệp đã quá quen thuộc với tác phong làm việc cũ.
Thấu hiểu điều này, đội ngũ chuyên gia với 20+ năm kinh nghiệm thực chiến tại Sodes đã nghiên cứu và cho ra đời BỘ CẨM NANG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP trong Bộ Tài Liệu SODES- Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, giúp CEO nhanh chóng hoàn thiện nền tảng văn hóa văn minh, với:
– Hướng dẫn chi tiết từ A-Z từng bước thiết lập và triển khai văn hóa doanh nghiệp.
– Các bài giảng về văn hóa doanh nghiệp, báo cáo văn hóa doanh nghiệp toàn cầu giúp CEO hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp và lựa chọn cách thức xây dựng phù hợp.
– Khung thiên hướng giúp đo lường văn hóa và hành vi trong doanh nghiệp, từ đó có phương hướng điều chỉnh, phát triển hợp lý.
– Mẫu biểu, sổ tay văn hóa doanh nghiệp giúp CEO có thể ngay lập tức áp dụng trực tiếp vào doanh nghiệp mình.
– Liên tục được cập nhật miễn phí những những công cụ, phương pháp mới nhất cho khách hàng đã mua và sử dụng.
Tham khảo thêm THÔNG TIN CHI TIẾT và nhận BỘ QUÀ TẶNG tại: https://sodes.vn/quantridoanhnghiep/01