Mục lục
Thị trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, đối thủ cạnh tranh “mọc lên như nấm”, tranh đấu, xâu xé thị trường để tồn tại và phát triển. Do đó, nếu không hiểu rõ về đối thủ, doanh nghiệp rất dễ bại trận và bị đào thải khỏi thị trường.
Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về đối thủ cạnh tranh và cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả!
1. Đối thủ cạnh tranh là gì?
Trong kinh doanh, những cá nhân, đơn vị cùng kinh doanh một mặt hàng giống nhau hoặc có cùng phân khúc khách hàng và cùng đưa ra mức giá tương đương nhau thì sẽ được gọi là đối thủ cạnh tranh của nhau. Ví dụ như: đối thủ cạnh tranh của Pepsi là Coca Cola, đối thủ cạnh tranh của Oppo là Apple, SamSung,…
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Thực tế, bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng đều có đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, từng mặt hàng kinh doanh,…mà đối thủ có thể nhiều hay ít, mạnh hay yếu. Thế nhưng, cho dù thế nào đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu cặn kẽ về các đối thủ cạnh tranh của mình, để có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
2. Phân loại đối thủ cạnh tranh
Khi đã hiểu rõ đối thủ cạnh tranh là gì? và nắm trong tay danh sách đối thủ cạnh tranh (là ai/tổ chức nào?,..),thì việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là phân chia họ thành các nhóm đối thủ khác nhau để dễ dàng nghiên cứu, phân tích.
Dưới đây là 3 loại đối thủ cạnh tranh phổ biến:
2.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là kiểu đối thủ có khả năng sẽ tham gia vào cùng một phân khúc thị thường và cùng cạnh tranh ở cùng lĩnh vực với doanh nghiệp bạn trong thời gian tới, nhưng thời điểm hiện tại thì họ chưa tham gia vào phân khúc đó. Đây là kiểu đối thủ doanh nghiệp cần chú trọng bởi họ không dễ để nhận diện và nghiên cứu.
Phân loại đối thủ cạnh tranh
2.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Trái ngược với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ công khai kinh doanh một dòng sản phẩm giống công ty bạn, có giá bán tương đương, có cùng phân khúc khách hàng và có năng lực cạnh tranh tương đương. Do đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng “chỉ mặt gọi tên” loại đối thủ này để nghiên cứu từng đường đi nước bước của họ.
Ví dụ như đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Thế Giới Di Động là FPT shop, họ cùng kinh doanh các hãng smartphone như Apple, SamSung, Oppo,…
2.3. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Là kiểu đối thủ không có cùng loại sản phẩm hay dịch vụ nhưng lại cùng đáp ứng 1 nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của đối thủ gián tiếp còn được gọi là sản phẩm thay thế. Tức là dù không cùng chung 1 sản phẩm nhưng chúng có thể thay thế nhau để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ như đối thủ cạnh tranh gián tiếp của tàu hỏa chính là xe khách giường nằm, dù dịch vụ khác nhau nhưng chúng cùng đáp ứng được nhu cầu di chuyển của khách hàng.
3. Tại sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là nhiệm vụ cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi:
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, một khi bạn nắm bắt được cặn kẽ mọi hoạt động của đối thủ, tìm ra được ưu, nhược điểm của họ,…doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội đánh giá lại tình hình nội tại của mình. Từ đó xác định chính xác lợi thế cũng như những thách thức để xây dựng kế hoạch kinh doanh, các chiến lược cạnh tranh hiệu quả, tận dụng mọi thế mạnh để tạo ra những sản phẩm/dịch vụ độc đáo và vượt trội hơn đối thủ, nhanh chóng thu hút và giữ chân khách hàng. Giúp công ty phát triển mạnh mẽ và có chỗ đứng vững vàng trên thị trường.
Tại sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh?
Ngược lại, nếu không hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp bạn sẽ dễ dàng bị họ vượt mặt, chiếm lĩnh khách hàng cũng như thị trường. Điều đó có nghĩa là bạn đã bại trận trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này và nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường.
Nokia chính là một minh chứng điển hình cho điều này. Khi mà thị trường thay đổi chóng mặt, đối thủ kinh doanh ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt thì hãng vẫn coi thường đối thủ, chủ quan với sự thay đổi thị hiếu của khách hàng,… Và kết quả là họ đã bỏ lỡ những cơ hội để bứt phá, đế chế kinh doanh của họ sớm đi vào ngõ cụt và nhanh chóng lụi tàn.
4. Từ A-Z quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả
4.1. Liệt kê các đối thủ cạnh tranh
Muốn phân tích được đối thủ cạnh tranh, bước đầu tiên doanh nghiệp cần xác định được họ là những ai?
Có nhiều cách khác nhau để tìm kiếm các đối thủ chính trong ngành, tuy nhiên bạn hãy thử thử tìm kiếm trên Google và các trang thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki,..Sau đó, hãy dựa vào một vài các tiêu chí sau để xác định được những đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn:
- Cung cấp những sản phẩm/dịch vụ tương tự.
- Cùng hướng đến đối tượng khách hàng
- Có cơ sở kinh doanh tương tự.
- …
Mục tiêu chính của giai đoạn này là tìm kiếm được nhiều đối thủ nhất có thể để giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về tình hình cạnh tranh trên thị trường.
Từ A-Z quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả
4.2. Phân loại đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã lập một danh sách các đối thủ cạnh tranh thì bạn cần tiến hành phân loại các đối thủ đó thành từng nhóm khác nhau. Dựa trên những đặc tính của từng loại đối thủ đã tìm hiểu bên trên, bạn sẽ nhanh chóng nhận diện được đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn để phân loại một cách chính xác.
4.3. Khai thác thông tin đối thủ cạnh tranh
Để khai thác được thông tin đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết, hiệu quả, bạn cần thu thập 5 nhóm thông tin cơ bản sau về đối thủ:
- Tổng quan về công ty của đối thủ bao gồm: những thông tin chung nhất giúp bạn nắm được toàn diện về cách hoạt động, kết cấu cũng như quy mô của đối thủ.
- Thông tin về sản phẩm/ dịch vụ đối thủ đang cung cấp, gồm: đặc tính, giá thành của sản phẩm/dịch vụ.
- Kênh phân phối: cần thu thập các thông tin về kênh phân phối của đối thủ như hoạt động của kênh, cấu trúc kênh,..
- Cách thức truyền thông của đối thủ cạnh tranh: họ tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách nào? (marketing online, offline,..)
- Thông tin khách hàng và nhận thức của họ về đối thủ cạnh tranh: cần thu thập thông tin khách hàng của đối thủ và những phản hồi, đánh giá của họ bảo gồm cả phản hồi tích cực và tiêu cực. Điều này sẽ giúp công ty bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm và đưa ra được những kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
4.4. Lập bảng phân tích đối thủ
Sau khi đã thu thập được những thông tin về từng nhóm đối thủ cạnh tranh, bạn nên tạo bảng và sắp xếp những dữ liệu đó một cách khoa học trong bảng đó để có thể dễ dàng tìm kiếm, cập nhật thông tin. Ở bảng phân tích này, hãy phân chia theo các tiêu chí khác nhau như:
- Giá cả sản phẩm/dịch vụ;
- Cung cấp sản phẩm/dịch vụ;
- Các tương tác trên mạng xã hội;
- Nội dung truyền thông sản phẩm/dịch vụ;
- Những yêu cầu, đánh giá của khách hàng;
- Các đặc điểm khác.
4.5. Áp dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Để phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả, bạn cần lựa chọn và kết hợp các mô hình phân tích phù hợp ( tùy thuộc vào mục đích phân tích). Dưới đây là 5 mô hình phân tích đang phổ biến và được nhiều nhà quản lý ứng dụng:
– Mô hình phân tích SWOT: Đây là công cụ lợi hại để doanh nghiệp phân tích làm rõ sức mạnh/ điểm yếu (nội tại) và cơ hội/ thách thức (bên ngoài) đã, đang và sẽ phải đối mặt. Từ đó tận dụng tối đa thời cơ để vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh, xây dựng chỗ đứng trên thị trường, khắc phục khó khăn.
Mô hình phân tích SWOT
– Mô hình phân tích 5 áp lực cạnh tranh 5 Forces M. Porter: Dựa trên việc phân tích 5 yếu tố: mức độ cạnh tranh, nguy cơ thay thế, sức mạnh của khách hàng, sức mạnh của nhà cung cấp và các rào cản gia nhập giúp đánh giá năng lực cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp, đồng thời xác định lợi nhuận tiềm năng của chiến lược đề ra.
– Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: là mô hình xác định đối thủ chính của doanh nghiệp, đồng thời xác định các điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
- Mô hình đa giác cạnh tranh: là mô hình phân tích bao gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác, dùng để mô tả khả năng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp các đối thủ.
- Phân tích nhóm chiến lược: là một khung phân tích cạnh tranh cho phép doanh nghiệp bạn phân tích đối thủ cạnh tranh theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược.
4.6. Xây dựng báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã thu thập thông tin và phân tích xong các đối thủ cạnh tranh, bạn cần lập một bản báo cáo đầy đủ và chi tiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bạn có cái nhìn bao quát hơn về đối thủ cạnh tranh và thị trường để nhanh chóng đưa ra những kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng củng cố vị thế trên thị trường và phát triển mạnh mẽ.
Trên đây là chi tiết quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh cơ bản và hiệu quả, giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận diện và hiểu rõ từng đường đi nước bước của đối thủ, nhanh chóng cải tiến tầm nhìn, xây dựng kinh doanh phù hợp, đảm bảo tận dụng được thế mạnh, thâu tóm mọi thời cơ để vượt lên trên đối thủ.
Để thực hiện tối ưu quy trình này, cũng như áp dụng hiệu quả các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh, CEO hãy tham khảo BỘ TÀI LIỆU SODES-LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TỪ A-Z, với:
– Hướng dẫn đầy đủ, cụ thể về cách áp dụng các công cụ, mô hình phân tích như mô hình SWOT, 5 Forces M.Porter,…
– Các mẫu biểu, case study xây dựng kế hoạch kinh doanh với đầy đủ các nội dung: Phân tích thị trường, đối thủ và khách hàng, xây dựng mục tiêu, kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và phân phối, dự trù rủi ro…
=> Tất cả đều được tích hợp tự động dưới dạng Word, Excel, Pdf,… Giúp CEO áp dụng trực tiếp vào doanh nghiệp mà không tốn nhiều thời gian, công sức, đưa doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các đối thủ và phát triển vững vàng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
– Ngoài ra, Bộ Tài Liệu còn bao gồm các mẫu kế hoạch kinh doanh đa dạng từ 50+ công ty, tập đoàn ở mọi quy mô, ngành nghề để CEO có thể tham khảo áp dụng.
>>> Sở hữu ngay Bộ Tài Liệu tại: https://sodes.vn/kehoachkinhdoanh/01