25 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng 3 22, 2025
spot_img

Quản trị dòng tiền và 5 bước lập kế hoạch dòng tiền trong kinh doanh

Quản trị dòng tiền là công việc không những phải làm mà còn phải làm cực kỳ hiệu quả bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của cả doanh nghiệp. Vậy quản lý dòng tiền là gì, nên quản lý ra sao và lập kế hoạch cho nó như thế nào? Cùng khám phá ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quản trị dòng tiền là gì? Tầm quan trọng của việc quản trị dòng tiền 

Quản trị dòng tiền là gì? 

Quản trị dòng tiền (Quản lý dòng tiền) là việc hoạch định, tổ chức và điều khiển để cân đối dòng tiền ra vào của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị của tổ chức.

Dựa trên thời hạn phát sinh dòng tiền có thể chia dòng tiền của doanh nghiệp thành 2 loại là dòng tiền ngắn hạn và dòng tiền dài hạn. Do đó, việc quản trị dòng tiền cũng được chia thành 2 mục tương ứng là quản trị dòng tiền ngắn hạnquản trị dòng tiền dài hạn

quan-tri-dong-tien-va-lap-ke-hoach-dong-tien
Quản trị dòng tiền hiệu quả

Tầm quan trọng của việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp

Không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng “khốn khó” sau một thời gian hoạt động chỉ bởi vì chủ doanh nghiệp quản lý dòng tiền chưa đúng cách. 

Sự thiếu hụt tiền mặt nghiêm trọng, nợ đến hạn phải trả cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp nhưng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Khi đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị khởi kiện và được yêu cầu tuyên bố phá sản, bất chấp kết quả có lãi trong các báo cáo tài chính.

Ngược lại, sự dư thừa tiền mặt sẽ dẫn đến việc tiền đang không được sử dụng đúng lúc và đúng mục đích, gây ra các lãng phí trong khi doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng với lãi suất cao. Điều này phần nào thể hiện sự yếu kém trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. 

Chính vì vậy, cần phải có sự hoạch định và kiểm soát chặt chẽ lượng tiền ra vào phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh nhằm đảm bảo dòng tiền luôn ổn định, cân đối.

Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền cho doanh nghiệp 

Khái niệm lập kế hoạch dòng tiền

quan-tri-dong-tien-va-lap-ke-hoach-dong-tien
Lập kế hoạch dòng tiền là gì

Lập kế hoạch dòng tiền là việc dự kiến dòng tiền ra vào của doanh nghiệp phát sinh vào một thời điểm nhất định trong tương lai nhằm phân bổ luồng tiền 1 cách hợp lý, cũng như đưa ra các biện pháp để cân bằng thu chi.

Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền

quan-tri-dong-tien-va-lap-ke-hoach-dong-tien
Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền

Bước 1: Dự báo dòng tiền vào

Để tiện cho việc dự báo và lập kế hoạch, người ta có thể chia dòng tiền vào của doanh nghiệp thành 3 loại: 

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh: dòng tiền này nhận được từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như doanh thu từ cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng, tiền thu hồi nợ.

Cơ sở để dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thường dựa vào quy luật bán hàng, thể thức và thời điểm thanh toán của người mua với doanh nghiệp, chính sách bán chịu, chiết khấu thanh toán để thu hồi sớm tiền hàng với khách hàng. 

Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư: gồm các khoản tiền thu hồi từ các khoản đầu tư, tiền lãi từ việc đầu tư vào các đơn vị khác, tiền thu cho chuyển nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi vốn vay, khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. 

Cơ sở để dự báo dòng tiền này xuất phát từ dự kiến hoạt động thanh lý tài sản cố định hay chính sách thu hồi vốn đầu tư. 

Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư tài chính: gồm các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền, tiền huy động được từ việc vay vốn hoặc phát hành cổ phiếu. 

Cơ sở để dự báo dòng tiền này xuất phát từ khả năng vay nợ mới, chiến lược phát hành chứng khoán để huy động vốn. 

Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra

Dòng tiền ra bao gồm tất cả các khoản chi tiêu bằng tiền phát sinh từ các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Cũng như dòng tiền vào thì dòng tiền ra cũng được chia thành 3 loại: 

Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho các hoạt động tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp như trả tiền cho bên cung ứng vật tư, dịch vụ; trả lương cho người lao động; các khoản nộp ngân sách Nhà nước về nghĩa vụ tài chính, lãi vay vốn kinh doanh..

Cơ sở để dự báo dòng tiền này dựa vào quy luật mua hàng, trả nợ, các dự toán về quỹ lương, bảo hiểm, lãi vay và các khoản thuế phải nộp dự kiến. Bên cạnh đó, còn cần căn cứ vào chính sách dự trữ hàng tồn kho, chính sách mua chịu.. 

Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư: gồm các khoản chi tiêu cho việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư bên ngoài doanh nghiệp (góp vốn, cho vay…) 

Cơ sở để dự báo dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư xuất phát từ nhu cầu đầu tư tài sản cố định cho các hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược đầu tư góp vốn bên ngoài, chiến lược đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu.. 

Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính: Gồm các khoản tiền trả nợ gốc đã vay khi đến kỳ thanh toán, tiền trả nợ thuê tài chính, trả lãi cho các nhà đầu tư vốn cho doanh nghiệp như trả cổ tức, mua lại cổ phiếu đã phát hành.. 

Cơ sở để dự báo dòng tiền này xuất phát từ nhu cầu trả nợ theo các hợp đồng tín dụng hiện hành, chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Bước 3: Tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp được tính bằng sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong cùng kỳ tính toán.

Bước 4: Xác định số tiền dư cuối kỳ và số tiền thừa hoặc thiếu

Kết hợp với số tiền tồn đầu kỳ, doanh nghiệp có thể xác định số tiền cuối kỳ dựa trên công thức: 

Số tiền tồn cuối kỳ = Tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ. 

Từ đó đối chiếu với số dư cần thiết để xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt dựa trên chênh lệch giữa số tiền cuối kỳ với số dư tiền cần thiết. 

Bước 5: Đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý số tiền thừa hoặc thiếu

Trường hợp thiếu hụt vốn bằng tiền doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm hướng tới sự cân bằng về dòng tiền như xem xét khả năng vay vốn, thu hồi nợ và thắt chặt các chi tiêu bằng tiền… 

Trường hợp dư thừa vốn bằng tiền doanh nghiệp cũng cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách thích hợp để tăng mức sinh lời của đồng tiền. 

Tất nhiên khi đưa ra các biện pháp xử lý dòng tiền thừa, thiếu cần xem xét lại dự báo lưu chuyển tiền tệ bởi khi thay đổi tiền của một tháng nào đó có thể ảnh hưởng tới số tiền thừa hay thiếu ở các kỳ sau đó. 

Do vậy, khi dự báo không phải chỉ thực hiện một lần là xong mà sau khi tính toán xong dự báo ban đầu (hay dự báo gốc), chúng ta cần đưa ra các đề xuất về biện pháp xử lý tiền thừa, thiếu từng kỳ để tính toán và điều chỉnh lại. 

Cứ như vậy, chúng ta sẽ thực hiện các biện pháp điều chỉnh cho đến khi có thể cân đối giữa dòng tiền vào và ra, đảm bảo mức dự trữ tiền hợp lý thì việc dự báo mới được coi là hoàn tất.

Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ và lập kế hoạch tài chính hiệu quả với SODES – BỘ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT DÒNG TIỀN CHẶT CHẼ

quan-tri-dong-tien-va-lap-ke-hoach-dong-tien
Công cụ quản trị tài chính tối ưu

Để quản lý dòng tiền không còn là nỗi lo của chủ doanh nghiệp, Sodes đã nghiên cứu và cho xây dựng Bộ công cụ quản trị tài chính toàn diện. Tích hợp trọn vẹn các phương pháp quản lý tài chính thành công từ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn; hệ thống biểu mẫu thiết lập trên nền tảng tự động, liên kết chặt chẽ, chiết xuất kết quả nhanh chóng.

Từ đó giúp CEO quản lý dòng tiền chặt chẽ, lên kế hoạch tài chính toàn diện, phân tích báo cáo tài chính chuẩn xác…Kể cả không phải là chuyên gia về tài chính cũng có thể nắm bắt được rõ ràng, đầy đủ và sử dụng hiệu quả nhất. 

Tham khảo công cụ quản trị tài chính Sodes tại đây

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Nổi Bật