Mục lục
Trên thực tế
- Có tới 64% doanh nghiệp tăng trưởng thần tốc nhờ sở hữu một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn mực
- 70% vốn là mức lớn nhất mà một kế hoạch kinh doanh hiệu quả có thể đem về cho các doanh nghiệp SMEs khi gọi vốn
Tuy nhiên nhiều chủ doanh nghiệp lại chưa thực sự đề cao tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh, dẫn tới thua lỗ, không tăng trưởng thậm chí là phá sản. Để tránh gặp phải tình cảnh này hãy cùng chúng tôi điểm qua 4 sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh thường gặp để có phương án phòng tránh nhé. .
Chưa định hình chân dung khách hàng mục tiêu
Không tồn tại một thương hiệu nào có thể hấp dẫn được tất cả mọi người mua hàng. Mỗi doanh nghiệp, có điểm mạnh, yếu riêng với sản phẩm của mình, vì vậy điều cần là xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu qua các bước:
(1) Phân đoạn thị trường
Có rất nhiều cách để người ta phân đoạn thị trường. Doanh nghiệp có thể dựa vào các đặc điểm về khu vực địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, lối sống hay hành vi mua hàng… để tiến hành phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp.
(2) Xác định dung lượng thị trường mục tiêu
Đa phần doanh nghiệp đều muốn phục vụ càng đông khách hàng càng tốt để gia tăng doanh thu nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu bạn tham lam lựa chọn phạm vi và số lượng khách hàng phục vụ quá lớn sẽ cho tác dụng ngược nếu công ty không vụ tốt trong chính thị trường thế mạnh của mình.
Dự báo tài chính phi thực tế
Sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh bao gồm hành vi dự báo tài chính “quá lố” cũng thường xảy ra ở nhiều doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư khi cân nhắc về doanh nghiệp, họ luôn kỳ vọng được trình bày một bức tranh toàn cảnh, trung thực về vị trí hiện tại của doanh nghiệp đó và những mốc sẽ đạt được trong tương lai. Một kế hoạch kinh doanh quá tự tin về các chỉ số tài chính không những không thu hút đầu tư mà còn đem đến cảm giác ngờ vực về năng lực doanh nghiệp.
Bởi vậy, các dự báo tài chính cần phải có ý nghĩa và bám sát với thực tế. Đặc biệt với các Startup, ban đầu các chi phí phát sinh trước khi có doanh thu rất nhiều, tất cả được ghi nhận một cách đáng tin cậy và nhất quán trong báo cáo.
Khảo sát khách hàng hời hợt
Khách hàng là yếu tố tối quan trọng với doanh nghiệp, vì vậy đừng mắc phải sai lầm này khi lập kế hoạch kinh doanh:
Để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ thói quen tiêu dùng của họ, có thể xuất phát từ ước mơ và nỗi sợ. Ví dụ: Phụ nữ không chọn mua thỏi son Christian Louboutin mà mua sự khác biệt của nó. Giới trẻ mua iPhone bởi giá trị và sự sành điệu.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách hàng có thể kể đến: văn hóa (văn hóa bản địa, tầng lớp xã hội..); xã hội; cá nhân (tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống cá nhân)
Không nắm vững kênh phân phối
Không phải ngẫu nhiên mà kênh phân phối được góp mặt trong cả mô hình chiến lược Marketing mix lẫn Business model canvas. Lựa chọn kênh phân phối phù hợp giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp cả tiền bạc và nhân lực, tối ưu khối lượng bán cũng như lợi nhuận.
Để chọn lựa kênh phân phối phù hợp, nhà điều hành cần đánh giá các yếu tố:
- Thị trường: loại thị trường, lượng khách hàng tiềm năng, mức độ tập trung về địa lý và quy mô đơn hàng.
- Môi trường kinh tế, pháp luật tại địa phương.
- Sản phẩm: giá trị mỗi đơn vị sản phẩm, đặc tính kỹ thuật của hàng hóa
- Các trung gian: sự sẵn có của các trung gian, các dịch vụ họ cung cấp, thái độ của họ với chính sách từ nhà sản xuất.
- Bản thân nhà cung cấp: nguồn tài chính, khả năng quản lý, mục tiêu cho kênh, các kênh của đối thủ
Trên đây là 4 sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh hay gặp. Doanh nghiệp nên lưu ý để không phải vướng vào các sai lầm này trong tương lai.
Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch kinh doanh cơ bản
——————————–
Với mong muốn giúp CEO không vấp phải những khó khăn và hạn chế tối đa các sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh, SODES cho ra đời TRỌN BỘ CÔNG CỤ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH TỪ A-Z dành riêng cho chủ doanh nghiệp. Sản phẩm này là sự đúc rút kinh nghiệm thực chiến của những chuyên gia hàng đầu trong hơn 20 năm làm việc, tư vấn cho nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ khác nhau trên cả nước.
Nắm trong tay bộ công cụ này, CEO có thể:
- Tự xây dựng định hướng, lộ trình kinh doanh rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cùng các mục tiêu cụ thể từ ngắn hạn đến dài hạn.
- Nghiên cứu và phân tích thị trường, cũng như các đối thủ cạnh tranh cặn kẽ, bắt trọn xu hướng khách hàng. Từ đó, nhanh chóng chớp lấy thời cơ, biến thách thức thành cơ hội và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
- Vạch ra các kế hoạch triển khai như: kế hoạch tài chính, marketing, phân phối, bán hàng,…
- Xây dựng các phương án dự phòng rủi ro, đảm bảo kế hoạch kinh doanh luôn trơn tru. Kịp thời đưa doanh nghiệp quay trở lại đúng đường nếu có sai sót.
Đừng để kế hoạch kinh doanh ngáng đường doanh nghiệp bạn. Tham khảo BỘ TÀI LIỆU SODES để thay đổi doanh nghiệp ngay hôm nay.