Mục lục
Một nhân viên gắn bó và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp không chỉ bởi chế độ lương thưởng xứng đáng mà còn bởi những động lực mà họ nhận được. Bởi vậy, việc tạo động lực cho nhân viên là vô cùng cần thiết, góp phần thúc đẩy năng suất, bứt phá giới hạn và giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
Dưới đây là 18 cách tạo động lực cho nhân viên cực hiệu quả mà nhà quản lý có thể áp dụng:
1. Xây dựng chế độ lương thưởng xứng đáng và minh bạch
Đối với nhân viên “sống đói sống no đều do đồng lương quyết định” và họ luôn mong muốn 1 mức lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Với họ, lương thưởng chính là động lực trực tiếp để nỗ lực và cống hiến hết mình. Nhưng đối với doanh nghiệp, nhà quản lý cũng cần cân nhắc với quỹ lương hiện tại để có phương án tối ưu nhất. Vì vậy, bạn hãy chi trả lương 1 cách khoa học và hiệu quả nhất.
Cơ chế trả lương 3P
Để làm điều đó bạn có thể áp dụng phương pháp trả lương 3P – phương pháp trả lương hiệu quả nhất hiện nay dựa trên 3 yếu tố:
P1 (Position) – Trả lương theo vị trí công việc, chức danh
P2 (Person) – Trả lương theo năng lực
P3 (Performance) – Trả lương theo kết quả hoàn thành
Cách trả lương này sẽ đảm bảo lợi ích cho đôi bên: Nhân viên sẽ tự nhận thấy mức lương mình được nhận là xứng đáng với công sức bỏ ra, làm càng tốt lương thưởng càng cao. Từ đó có động lực phấn đấu, tự giác hoàn thành và nâng cao kỹ năng, chất lượng công việc. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tối ưu được quỹ lương, đạt được mục tiêu đề ra, tạo động lực thúc đẩy chung cho toàn doanh nghiệp.
Tham khảo: Mẫu bảng lương 3P chi tiết tới từng nội dung
2. Khen ngợi khi nhân viên làm tốt, động viên khi chưa làm được
Kỹ năng tạo động lực tiếp theo đó là hãy dành những lời khen, khích lệ nhân viên khi họ làm việc hiệu quả, kể cả khi họ chỉ mới làm được 1 nửa. Điều này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy mình được tin tưởng, những nỗ lực của mình đều được ghi nhận. Từ đó, có động lực hoàn thành công việc tốt hơn. Hơn nữa, nó còn giúp truyền năng lượng tới những thành viên khác trong nhóm và khuyến khích họ nỗ lực nhiều hơn nữa.
Ngoài ra bạn cũng có thể xây dựng các chương trình khen ngợi, tuyên dương hàng tuần/ hàng tháng dành cho các cá nhân hay tập thể xuất sắc, trao tặng những món quà để khích lệ họ chinh phục những nhiệm vụ khác.
Đối với những nhân viên chưa làm được, hãy động viên hoặc hướng dẫn, góp ý để họ có hướng xử lý công việc hiệu quả, tạo động lực để họ trau dồi năng lực, cố gắng hoàn thành công việc.
3. Xây dựng lộ trình công danh rõ ràng
Đây là cách tạo động lực cho nhân viên cực kỳ hiệu quả. Một nhân viên sẽ có động lực làm việc và gắn kết lâu dài khi họ thấy được tương lai thăng tiến và phát triển của mình tại doanh nghiệp. Qua đó tự định hướng được các cột mốc mà mình sẽ cần trải qua. Từ đó phấn đấu hoàn thiện bản thân, nâng cao chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của từng cột mốc.
Xây dựng lộ trình công danh rõ ràng
Trong bản mô tả công việc của nhiều công ty viết rằng nhân viên khi làm việc ở đây sẽ có lộ trình phát triển rõ ràng, nhưng trên thực tế lại ít doanh nghiệp làm được điều đó và thực sự đầu tư xây dựng lộ trình công danh chi tiết. Nếu nhân viên làm việc vô định và mù mờ về lộ trình sẽ khiến họ cảm thấy bất an, nản chí, làm việc hời hợt bởi họ không định hình được rõ ràng mục tiêu để mà cố gắng.
Vì vậy, việc xây dựng một lộ trình công danh rõ ràng chính là nhiệm vụ trọng yếu của nhà lãnh đạo. Đây cũng là yếu tố giúp bạn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, thu hút nhân tài về công ty bạn.
4. Xây dựng môi trường làm việc linh hoạt, thoải mái
Việc khiên cưỡng, gò ép nhân viên sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực như mệt mỏi, nảy sinh tâm lý chống đối. Thay vì vậy, hãy cố gắng xây dựng một môi trường làm việc linh hoạt, tạo không gian thoải mái để nhân viên có thể vận dụng tư duy, tăng khả năng sáng tạo, tăng năng suất làm việc và bứt phá những giới hạn. Bên cạnh đó, để mọi hoạt động nằm trong tầm kiểm soát, bạn có thể thiết lập nội quy – quy chế phù hợp, linh hoạt để nhân viên vừa thoải mái, vừa làm việc trong khuôn khổ nhất định.
Bạn cũng có thể tổ chức các hoạt động giải trí, tập thể dục giữa giờ để giúp nhân viên giảm bớt sự căng thẳng, áp lực công việc và tăng khả năng tập trung, làm việc với tinh thần phấn chấn hơn.
5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp
Ai cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường có văn hóa doanh nghiệp bài bản và chuyên nghiệp, nơi mà có định hướng phát triển rõ ràng, có giá trị cốt lõi, có những bản sắc riêng, có sự gắn kết đoàn kết trong nội bộ. Nhân viên trong môi trường đó sẽ hiểu được giá trị, trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp, cảm thấy được cống hiến, được chia sẻ và được ghi nhận. Từ đó có động lực gắn kết và tự giác hoàn thành trách nhiệm của mình.
6. Thể hiện sự tin tưởng, giao việc và trao quyền cho nhân viên
Sự tin tưởng của cấp trên là vô cùng quan trọng. Nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn khi họ được cấp trên trọng dụng và trao quyền, tạo điều kiện tốt để họ hoàn thành công việc.
Bạn có thể dùng OKR để cho phép nhân viên tham gia vào quá trình đặt mục tiêu và kết quả then chốt. Phương pháp này vừa tạo ra sự cam kết từ nhân viên, vừa để họ có thể mở rộng giới hạn khả năng sáng tạo và phát huy tối đa năng lực của họ.
Xem thêm: OKR là gì? Chi tiết 4 bước xây dựng OKR cho doanh nghiệp
7. Đo lường và đánh giá kết quả khách quan bằng KPI
Đo lường nhân sự bằng KPI
KPI vừa là trợ thủ đắc lực giúp CEO quản lý doanh nghiệp chặt chẽ vừa là công cụ tạo động lực thúc đẩy nhân viên. Dựa vào KPI được giao, nhân sự sẽ xác định được mục tiêu, những công việc cần làm, biết được đâu là những nhiệm vụ ưu tiên, quan trọng để từ đó phân bổ thời gian và tập trung hoàn thành.
Đồng thời khi nhà quản lý áp dụng KPI sẽ giúp đánh giá kết quả một cách khách quan, công bằng. Qua đó tạo động lực cho nhân viên, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh để mọi người cùng nhau phấn đấu đạt mục tiêu chung của tổ chức.
8. Đào tạo nâng cao để nhân viên hứng thú hơn trong công việc
Không nhân viên nào muốn làm một công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại mỗi ngày. Hãy tạo cho họ những cơ hội làm việc có tính thử thách và đào tạo nâng cao chuyên môn/ kỹ năng để họ có thể hoàn thành công việc đó hiệu quả. Điều này sẽ khiến nhân viên có hứng thú hơn, cảm thấy được học hỏi và phát triển mỗi ngày.
Đồng thời hãy hướng dẫn hoặc gợi ý nhân viên khi cần thiết, tránh để tình trạng họ mất phương hướng trong đống công việc mà không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Một chỉ dẫn của bạn cũng có thể giúp họ tháo gỡ bế tắc, có ý tưởng và động lực để hoàn thành công việc.
9. Sa thải đúng người khi cần thiết
Có những nhân viên làm việc cực kỳ yếu kém, lại còn không chịu học hỏi, lúc nào cũng dựa dẫm vào người khác. Thậm chí khiến nhân viên khác phải gánh thêm phần công việc của những người này khiến họ mệt mỏi, chán nản. Hay chắc hẳn bạn đã nghe đến tình trạng “zombie văn phòng” là những người làm việc vật vờ, kết quả lẹt đẹt, không cố gắng cũng không chịu nghỉ việc…
Những nhân viên kiểu này sẽ kéo tụt động lực của cả tập thể, khiến những người khác bị ảnh hưởng và trì trệ theo. Vì vậy, để xây dựng môi trường làm việc đầy năng lượng và đi lên, hãy sa thải khi cần thiết, miễn là bạn giải thích rõ ràng với nhân viên.
10. Lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng nhân viên
Không ai muốn làm việc với 1 vị sếp hách dịch, độc tài, lúc nào cũng gò ép nhân viên phải làm theo ý mình, khiến năng lực của nhân viên bị thui chột. Vì vậy, lắng nghe và tôn trọng nhân viên chính là 1 cách hiệu quả để tạo động lực cho nhân viên.
Hãy lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của nhân viên để có giải pháp gỡ bỏ các “nút thắt” bởi những mối bận tâm của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất công việc của họ. Từ đó cũng tạo được niềm tin và mối quan hệ hòa đồng giữa bạn và nhân viên của mình.
Hay khi nhân viên có ý tưởng mới, thậm chí là táo bạo, khác xa những cách thức làm việc từ trước tới giờ thì hãy lắng nghe và cho họ cơ hội thực hiện, khích lệ để họ có động lực phát triển ý tưởng mới.
11. Gắn kết đội nhóm, xây dựng tập thể vững mạnh
Thay vì đấu đá, tách rời nhau, 1 tập thể gắn kết sẽ giúp nhân viên yên tâm và có động lực làm việc hơn. Là người đứng đầu tổ chức, bạn phải thể hiện được cái “tâm” và cái “tầm” của nhà lãnh đạo, biết cách gắn kết các cá nhân thành 1 tập thể vững mạnh. Hãy khuyến khích mọi người thấu hiểu, sẻ chia và cùng hỗ trợ nhau trong công việc, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Bạn có thể tổ chức các hoạt động teambuilding giúp mọi người hiểu nhau và siết lại gần nhau hơn, cũng là cơ hội để thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hay tổ chức các cuộc thi giữa các nhóm trong công ty để mọi người có nhiều cơ hội cùng làm việc với nhau…
12. Xây dựng quy trình làm việc rõ ràng, phối hợp linh hoạt
Quy trình làm việc khoa học cho thấy được tính chuyên nghiệp của công ty. Nhân viên cũng dễ dàng hoàn thành công việc hơn trong guồng công việc rõ ràng, biết mình cần phối hợp với ai, cần làm cái gì.
Tạo động lực bằng cách xây dựng môi trường chuyên nghiệp, linh hoạt
Đồng thời, cần xây dựng hệ thống bản mô tả công việc rõ ràng để nhân viên thấy được yêu cầu công việc, trách nhiệm và quyền hạn của mình. Qua đó tự giác và chủ động hoàn thành công việc.
Ngoài ra, nên xây dựng quy trình cởi mở, tạo điều kiện để nhân viên thảo luận, đóng góp ý kiến, ý tưởng mới lạ để cùng nhau giải quyết vấn đề/ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển đi lên.
>> 6 bước thiết lập quy trình bài bản cho mọi doanh nghiệp
13. Đưa ra ý kiến phản hồi, nhận xét cho nhân viên cả theo 2 chiều cả tích cực và tiêu cực
Trong quá trình làm việc của nhân viên hay khi công việc đã hoàn thành, bạn hãy đưa ra những ý kiến phản hồi cần thiết để nhân viên biết được mình làm đúng hay làm sai, cần cải thiện gì, bổ sung năng lực gì. Những ý kiến khách quan, hữu ích của bạn sẽ giúp nhân viên có cơ sở để nỗ lực sửa chữa/ phát huy…
14. Chính sách, chế độ phúc lợi rõ ràng
Tạo động lực cho nhân viên bằng cách rõ ràng với họ về các chế độ khi làm việc tại công ty: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, gói khám sức khỏe…để nhân viên an tâm làm việc. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng các chương trình khen thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm để nhân viên có động lực hoàn thành nhiệm vụ.
15. Giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Nhiều nhà quản lý thường chỉ quan tâm đến kết quả công việc mà bỏ mặc đời sống nhân viên. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể ảnh hưởng, khiến họ phân tán và không tập trung làm việc, từ đó cũng kéo theo chất lượng và năng suất đi xuống.
Vì vậy, hãy hỗ trợ nhân viên để họ có điều kiện làm việc thuận lợi hay đưa ra những lời khuyên hữu ích để họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hoặc đảm bảo thời gian làm việc, ngày nghỉ cần thiết trong tháng, giảm số giờ tăng ca…
16. Đề cao sáng tạo, đổi mới
Rất nhiều nhà quản lý đã áp dụng thành công cách này để tạo động lực cho nhân viên. Hãy xây dựng môi trường cởi mở, sáng tạo để nhân viên có điều kiện phát triển năng lực tốt nhất. Khuyến khích nhân viên đưa ra những ý tưởng, những cách thức làm việc mới hiệu quả hơn.
Mô hình, phương pháp cải tiến – đổi mới
Có thể áp dụng các mô hình, phương pháp cải tiến – đổi mới như Kaizen, 5S, Lean 6 Sigma, hệ thống quản lý chất lượng ISO, hệ thống cam kết chất lượng dịch vụ SLAs… để sở hữu quy trình hoạt động tinh gọn, hiệu quả, khiến nhân viên thuận lợi làm việc, hào hứng với công việc hơn.
Khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi, góp ý. Thực tế, nhân viên có nhiều vấn đề không dám nói, không biết làm nhưng vẫn im lặng vì vậy bạn hãy chủ động gợi mở để giải đáp những thắc mắc của họ.
17. Chia sẻ rõ mong đợi của bạn về kết quả công việc
Bạn mong đợi gì ở nhân viên? Bạn muốn kết quả công việc như thế nào? Bạn đặt kỳ vọng ra sao?… Hãy chia sẻ chân thành để nhân viên hiểu được mong muốn của bạn và hiểu được vai trò của họ đối với doanh nghiệp. Từ đó, giúp họ xác định trọng trách của mình, chủ động hoàn thành công việc 1 cách tốt nhất.
18. Cải tiến không gian làm việc
Một không gian làm việc xanh – sạch – đẹp, một văn phòng chuyên nghiệp sẽ tạo nhiều hứng khởi cho nhân viên hơn bao giờ hết. Bạn có thể trang trí không gian sáng tạo, thoáng đãng, trồng nhiều cây xanh hay chỗ giải trí cho nhân viên để giải tỏa căng thẳng, tạo nguồn cảm hứng để họ tìm kiếm những ý tưởng mới. Sắp xếp các vị trí phòng ban thuận tiện để có thể trao đổi và hợp tác…
Trên đây là 18 cách tạo động lực cho nhân viên cực hiệu quả mà nhà quản lý có thể áp dụng. Tạo động lực cho đội ngũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, năng suất làm việc của nhân viên mà còn tác động to lớn đến lợi nhuận và mục tiêu của chính doanh nghiệp. Vì vậy, bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng phải có phương pháp, kỹ năng tạo động lực hiệu quả.
——————-
Kỹ năng tạo động lực chính là 1 trong những kỹ năng lãnh đạo then chốt đã được xây dựng và hệ thống hóa bài bản trong BỘ TÀI LIỆU SODES – NÂNG CẤP KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN. Bộ tài liệu được đội ngũ chuyên gia tại Sodes nghiên cứu, thử nghiệm qua nhiều năm và xây dựng nên, nhằm mang đến 1 công cụ hiệu quả giúp CEO thành thạo kỹ năng lãnh đạo, chinh phục mọi thử thách và tự tin dẫn dắt doanh nghiệp thành công.
Với các phương pháp tiến bộ, đầy đủ mẫu biểu chi tiết, mô hình lãnh đạo hành vi và tình huống, form trắc nghiệm phong cách lãnh đạo, combo khóa học online… giúp CEO nhanh chóng học hỏi và ứng dụng trực tiếp, định hình phong cách lãnh đạo riêng biệt và khai phá hết các điểm mạnh của bản thân.
Bao gồm các kỹ năng lãnh đạo trọng yếu như: Kỹ năng tạo động lực, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thương lượng đàm phán, kỹ năng dẫn dắt đội nhóm…
Thông tin chi tiết xem tại: https://sodes.vn/kynanglanhdao/01