Mục lục
1.Biểu đồ nến là gì?
Biểu đồ nến
Biểu đồ nến đơn giản chỉ là một biểu đồ bao gồm nhiều cây nến riêng lẻ mà các trader sử dụng để hiểu hành động giá.
Hành động giá liên quan đến việc xác định chính xác giá mở cửa và giá đóng cửa cũng như giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian cụ thể, cung cấp cho các trader manh mối về xu hướng và đảo chiều giá của thị trường.
Ví dụ, các mô hình nến xuất hiện trong các biểu đồ có thể biểu thị cho sự đảo ngược hoặc tiếp tục của các xu hướng.
Phân tích biểu đồ nến là hình thức các nhà đầu tư đọc được nhịp đập của thị trường nhằm đánh giá xu hướng thị trường và tìm được thời điểm vào lệnh sao cho hiệu quả giao dịch cao nhất.
Mặc dù phân tích biểu đồ nến là một công việc khá nhàm chán nhưng bắt buộc các trader phải biết nếu muốn kiếm ra lợi nhuận. Mà không phải trader nào cũng biết cách đọc biểu đồ nến nhất là đối với các trader mới.
2.Phân tích biểu đồ nến có khó không?
Phân tích biểu đồ nến
Muốn đọc được biểu đồ nến thì điều kiện tiên quyết là phải xác định được xu hướng giá, tức là trend thị trường hiện tại tăng hay giảm hay đi ngang.
Theo lý thuyết Dow thì trend cấp 1 sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, trung bình khoảng 1 năm, vì vậy khi xác định được đúng trend thì việc giao dịch sẽ trở nên dễ dàng và vô cùng hiệu quả, gần như đánh đâu trúng đó.
Ví dụ thực tế là trong những năm 2000, 2001 thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ, bạn không cần biết quá nhiều việc của bạn là mua cổ phiếu và chờ đợi giá tăng, sau vài ngày giá cổ phiếu có thể x3, x5, x20,..bạn dễ dàng trở thành triệu phú sau một đêm.
Và trong thị trường Forex cũng vậy, việc xác định xu hướng là một điều rất cần thiết và quan trọng khi đi phân tích biểu đồ nến bởi nó quyết định bạn có kiếm ra được lợi nhuận hay không.
3. 3 bước đơn giản giúp bạn đọc và phân tích thành thạo biểu đồ nến
Để phân tích biểu đồ nến một cách hiệu quả nhất, trader nên thực hiện đủ 3 bước:
- Bước 1: Xác định xu hướng giá (quan trọng nhất)
- Bước 2: Đánh giá xu hướng đó mạnh hay yếu
- Bước 3: Tìm kiếm điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ và điểm chốt lời.
Sau đây chi tiết cách làm của từng bước:
Bước 1: Xác định xu hướng trong biểu đồ nến
Để đơn giản hóa bước này có thể áp dụng những phương pháp như: Lý thuyết Dow, đường Trendline, đường EMA, kênh giá.
Cụ thể như sau:
Xác định xu hướng từ việc sử dụng lý thuyết Dow
Mặc dù lý thuyết Dow vẫn có lỗ hổng gây nhiều sự chỉ trích nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của lý thuyết Dow bởi hầu hết các phương pháp phân tích kỹ thuật đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow.
Chính vì thế, lý thuyết Dow vẫn được xem là một nền tảng phân tích kỹ thuật mà bất kỳ trader nào cũng nên biết.
Xem thêm: Lý Thuyết Dow
Trong lý thuyết Dow thị trường được chia làm 3 xu thế đó là: Xu thế cấp 1 (hay còn gọi là xu hướng chính), xu thế cấp 2 (hay xu thế phụ) và xu thế nhỏ (hay xu thế đi ngang “Sideway”). Khi đi phân tích biểu đồ nến chúng ta chỉ cần quan tâm đến xu thế cấp 1 và cấp 2. Do xu thế đi ngang trong trường hợp này cũng được xem là xu thế cấp 2.
Nguyên tắc Dow nói các trader chỉ nên giao dịch theo xu thế cấp 1 (xu thế chính) và xu thế này không nhất thiết là xu thế tăng mà có thể là xu thế giảm.
- Nếu là xu thế tăng thì giá phải liên tiếp phá vỡ các đỉnh cũ, đáy cũ trước đó để thiết lập các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Có nghĩa là đỉnh sau phải luôn cao hơn đỉnh trước (HH – higher high) và đáy sau phải cao hơn đáy trước (HL- higher low)
Ví dụ: Nhìn vào biểu đồ GBP/JPY phía trên ta thấy giá liên tiếp tăng lên từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2015 trong vòng 3 năm giá liên tục tăng, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
- Nếu là xu thế giảm thì nó ngược lại với xu thế tăng tức là đỉnh sau phải thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cũng thấp hơn đáy trước.
Vẫn là cặp GBP/JPY nhưng sau 3 năm kiên trì với xu thế tăng và cuối cùng không thể duy trì được đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước đã đảo chiều thành xu thế giảm khi liên tiếp tạo ra đình sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.
Thông qua ví dụ trên có thể thấy lý thuyết Dow hoàn toàn có thể xác định được xu hướng và giao dịch theo xu thế cấp 1 giúp bạn hạn chế được rủi ro.
Xác định xu hướng từ việc sử dụng đường trendline
Trước khi đi tìm hiểu về trendline, chúng ta sẽ nói qua về các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Kháng cự và hỗ trợ hiểu đơn giản là các vùng giao tranh giữa phe mua và phe bán. Nguyên do là giá không bao giờ đi theo một đường thẳng tắp mà giống như 1 con sóng có lúc tăng lúc giảm. Và tại vùng tăng giảm sẽ là nơi giao tranh xem xu hướng vẫn tiếp tục hay đảo chiều.
Ngưỡng hỗ trợ là nơi mà phe bán tìm mọi cách áp đảo để giá tiếp tục giảm nhưng do phe mua mạnh hơn giá tăng trở lại.
Còn kháng cự là nơi phe mua đang tìm cách để tăng giá nhưng do phe bán mạnh nên giá giảm trở lại.
Khi các ngưỡng trên bị phá vỡ thì giá sẽ đảo chiều và có thể kháng cự sẽ thành hỗ trợ (trường hợp đảo chiều tăng) và hỗ trợ sẽ thành kháng cự (trường hợp đảo chiều giảm).
*Lưu ý:
- Để 1 xu thế tăng luôn được hình thành có nghĩa là luôn tạo ra được các ngưỡng hỗ trợ cao hơn
- Ngược lại, để xu thế giảm luôn được hình thành thì phải luôn tạo ra các ngưỡng kháng cự thấp hơn.
Sau khi tìm hiểu về vùng kháng cự và vùng hỗ trợ, chúng ta sẽ đi nói về việc sử dụng trendline để xác định xu hướng.
Trendline là một công cụ hiệu quả giúp trader xác định được xu hướng chỉ sau lý thuyết Dow.
Đường trendline thực tế rất đơn giản và dễ vẽ, bạn chỉ cần 2 đỉnh chính hoặc tìm 2 đáy trong biểu đồ rồi nối lại với nhau.
Và trong xu thế tăng đường Trendline là một đường nối các đáy và chúng ta cần 2 đáy để vẽ và cần ít nhất 3 đáy để xác định xu thế.
Ngược lại trong xu thế giảm, đường Trendline sẽ là đường nối các đỉnh lại với nhau và cần 2 đỉnh để vẽ được đường Trendline nhưng phải cần ít nhất 3 đỉnh để xác định 1 xu thế.
Nhờ có đường Trendline mà bạn có thể dễ dàng xác định xu hướng mà không cần đắn đo trong bất kỳ trường hợp nào.
Xác định xu hướng từ việc sử dụng đường EMA
MA là tên viết tắt của cụm từ Moving Average có nghĩa là đường trung bình động. Đường trung bình động ngoài việc xác định xu hướng còn có thể sử dụng để tìm điểm vào lệnh.
Có 2 loại dạng trung bình động hay dùng gồm EMA – đường trung bình động lũy thừa và SMA – đường trung bình động giản đơn. Trong 2 loại này thì EMA phản ứng nhanh hơn, bám sát thị trường hơn SMA vì EMA sử dụng trọng số của các phiên gần nhất để tính toán nhằm hạn chế độ trễ về giá. Cho nên EMA thường được ưu ái sử dụng hơn.
Cách để tính giá trị EMA là lấy giá trị trung bình của một số lượng phiên giao dịch nhất định. Ví dụ MA 30 thì lấy trung bình của 30 phiên đấy.
Chính vì cách tính như vậy nên đường EMA sẽ tùy biến theo nhu cầu của mỗi người không ai vẽ giống ai. Đường MA càng nhỏ thì càng sát với giá hơn so với các đường MA lớn. Nhưng với các đường MA càng lớn độ chính xác càng cao.
Do đó, khi xác định xu hướng giá thì các trader thường chọn ít nhất 2 đường gồm 1 MA lớn và 1 MA nhỏ.
Biết được cách tính giá EMA rồi vậy cách xác định xu hướng theo EMA như thế nào?
- Nếu giá nằm dưới đường MA thì nó sẽ là một xu thế giảm
- Nếu giá nằm trên đường MA thì nó sẽ là một xu thế tăng
Xác định xu hướng giá từ việc sử dụng Kênh giá
Thực tế bản chất của kênh giá là từ các đường trendline. Tuy nhiên kênh giá được tạo bởi 2 đường song song thay vì một đường như trendline.
Một xu hướng tăng sẽ tạo ra một kênh giá hướng lên trên (1 kênh tăng). Để vẽ được đường kênh giá tăng thì ta chỉ cần vẽ một đường song song với đường xu hướng trendline tăng và làm sao để nó chạm được nhiều đỉnh nhất.
Và trong xu thế giảm sẽ tạo 1 kênh giá hướng xuống dưới (1 kênh giảm). Bạn cũng sẽ vẽ được đường kênh giá giảm song song với đường xu hướng trendline giảm và làm sao cho chúng chạm nhiều đỉnh nhất.
Bước 2: Xác định lực xu hướng dựa vào biểu đồ nến
Sau khi xong bước 1 bạn đã xác định rõ ràng xu hướng chính trong biểu đồ là tăng hay giảm. Và việc của bạn trong bước 2 là xác định được lực của xu hướng đó mạnh hay yếu, xu hướng đó vẫn đang tiếp diễn hay chuẩn bị kết thúc.
Xác định lực xu hướng rất quan trọng bởi nó giúp bạn biết được thời điểm đặt lệnh tham gia vào thị trường hay đứng bên ngoài.
Đối với các trader mới chưa nắm bắt được xu hướng rất hay giao dịch ở cuối xu hướng. Khi mà xu hướng đang yếu đi, thậm chí là các ông lớn giao dịch và thoát lệnh từ lâu thì họ mới vào lệnh. Điều này dẫn đến tình trạng mua đỉnh, bán đáy.
Để các trader mới tránh được tình trạng trên và xác định được lực xu hướng, bạn có thể sử dụng một số cách sau đây:
Sóng Elliott
Sóng Elliott và lý thuyết Dow có mối tương quan với nhau. Bạn hiểu được lý thuyết Dow bạn cũng sẽ biết cách đếm sóng Elliott.
Xem thêm: Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott có 5 sóng trong đó có 3 sóng chủ (hay sóng tăng) là sóng 1,3,5 và 2 sóng điều chỉnh là sóng 2 và 4. Thường sóng 3 sẽ là sóng dài nhất trong 5 sóng.
Đây cũng là giai đoạn mà các trader bắt đầu chú ý tới 1 tỷ giá, sản phẩm hàng hóa nào đó vì họ tin rằng chúng tiềm năng và thực hiện lệnh mua vào. Điều này làm cho giá tăng mạnh và thậm chí nó có thể phá vỡ mức giá cao nhất của điểm kết thúc sóng 1.
Xác định lực của xu hướng dựa vào mô hình nến đảo chiều
Biểu đồ nến thường được chia làm 3 loại: biểu đồ tiếp diễn, biểu đồ đảo chiều và biểu đồ đi ngang.
Để nắm bắt được lực xu hướng trước hết bạn cần phải nắm được kiến thức về các mô hình nến đảo chiều.
Tìm hiểu thêm về: “Mô hình nến đảo chiều”
Khi bạn đã xác định được xu hướng bạn chỉ cần kết hợp mô hình nến đảo chiều với đường trendline hoặc đường EMA là bạn có thể giao dịch thành công và tự tìm cho mình điểm vào – thoát lệnh hợp lý.
Xác định lực xu hướng từ việc sử dụng mô hình giá
Mô hình giá có 2 dạng bao gồm: Mô hình giá đảo chiều và mô hình giá tiếp diễn.
Một lưu ý quan trọng cần chú ý đến các mô hình 3 như 3 đáy, 3 đỉnh và vai đầu vai. Bởi các mô hình tạo từ con số 3 thường mạnh hơn các mô hình khác ngay cả khi trong mô hình nến đảo chiều con số 3 cũng có sức mạnh hơn rất nhiều.
Mô hình đảo chiều và mô hình tiếp diễn chỉ có tác dụng khi phía trước của nó là một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng. Bởi vì phải có xu hướng thì mới có sự đảo nghịch còn không có xu hướng thì lấy đâu ra sự đảo nghịch.
- Các mô hình giá tiếp diễn
- Các mô hình giá đảo chiều
Ngoài 2 mô hình nêu trên còn một mô hình nữa là mô hình 2 bên tức là mô hình phá cạnh nào sẽ thực hiện lệnh theo đúng cạnh đó:
Tham khảo thêm: Các mô hình giá quan trọng cần biết trong forex
Sử dụng chỉ báo: RSI, CCI, MACD, Stoch,…
Khi phân tích biểu đồ nến, trong xu hướng khi giá tăng liên tục hoặc giảm liên tục và câu hỏi đặt ra là giá có tiếp tục xu hướng đó nữa hay không.
Bạn có thể sử dụng các mô hình nêu trên hoặc sử dụng các chỉ báo để đo đà của giá dựa vào sự so sánh giá trong một khoảng thời gian.
Các chỉ báo sẽ cho các trader biết được tốc độ thay đổi giá càng mạnh lên hay càng yếu đi. Và khi các trader biết được đà giá của giá thì có thể dễ dàng xác định xem có nên vào lệnh hay không.
RSI và MACD là 2 chỉ báo được các trader sử dụng nhiều nhất vì nó giúp xác định các mức phân kỳ và hội tụ.
Giá đã phân kỳ tức là giá tạo đỉnh cao hơn nhưng các chỉ báo kỹ thuật tạo 1 đỉnh thấp hơn. Có nghĩa là giá không thể đạt các đỉnh mới cao hơn hay người mua không còn muốn tham gia vào để mua nữa và như vậy phân kỳ xuất hiện có thể giá sẽ đảo chiều và giảm.
Nhưng chỉ là có thể đảo chiều nhưng không phải là chắc chắn, nhiều trường hợp giá vẫn tiếp tục phá đỉnh cho nên khi giá đã phân kỳ các bạn nên quan sát kỹ trước khi quyết định đặt lệnh.
Ngược lại với phân kỳ, hội tụ là giá tạo ra đáy thấp hơn nhưng chỉ báo lại cho thấy đáy cao hơn. Phe bán không còn thiết đẩy giá xuống nữa.
Như vậy, phân kỳ hay hội tụ đều là dấu hiệu của xu hướng giá có thể đảo chiều. Và nhiệm vụ của các trader là cần quan sát thêm rồi mới đặt lệnh, không nên vội vàng Buy hay Sell vì rất dễ bạn sẽ bị mất tiền đấy.
Bước 3: Tìm điểm vào lệnh, tìm điểm cắt lỗ và chốt lời
Hoàn thành xong bước 1 và 2 là bạn đã tiến tới thành công một nửa. Việc còn lại là tìm điểm vào lệnh, tìm điểm cắt lỗ và chốt lời kiếm lợi nhuận.
Thực tế để tính chính xác thời điểm cắt lỗ – chốt lời thật sự rất khó khăn ngay cả các trader kinh nghiệm lâu năm cũng chưa chắc tính chính xác được thời điểm này.
Ngoài việc áp dụng các công cụ kỹ thuật nêu trên bạn có thể sử dụng Fibonacci để tìm điểm chốt lời. Đây công cụ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và trong Forex thì Fibonacci có 2 loại: Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng và Fibonacci thoái lui.
Bạn có thể tìm ra được vùng kháng cự và vùng hỗ trợ khi vẽ Fibonacci và căn cứ vào đó để tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh.
Tổng kết lại, để có thể phân tích hay hiểu được cách đọc biểu đồ nến thì yếu tố đầu tiên quan trọng chính là xác định xu hướng sử dụng đường MA, trendline,…Sau đó là tìm điểm vào lệnh bằng việc sử dụng đường trendline hoặc các mô hình nến đảo chiều. Cuối cùng là dựa vào Fibonacci để tìm điểm chốt lời.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn biết cách phân tích biểu đồ nến và cách xác định xu hướng giá và tìm được điểm vào – thoát lệnh hiệu quả nhất!
Chúc các bạn giao dịch thành công!