28 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng chín 14, 2024
spot_img

MACD là gì? Chỉ báo MACD sử dụng như thế nào?

MACD là gì – đây là một trong các khái niệm rất quan trọng đối với các nhà đầu tư ngoại hối bởi nó có thể đưa ra dự báo sớm về sự đảo chiều của giá từ đó xác định được điểm vào lệnh chính xác. Tuy nhiên, quan trọng là thế nhưng vẫn có nhiều trader chưa hiểu rõ hay còn rất mơ hồ về macd. Và nếu bạn nằm trong số nhiều trader đó thì đừng lo, kienthucquantri.vn sẽ giúp bạn giải quyết các khúc mắc về Macd ngay trong bài viết này.

1. MACD là gì?

MACD là tên viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một đường chỉ báo kỹ thuật được phát minh bởi Gerald Apple vào cuối những năm 70.

macd-la-gimacd là gì?

MACD là một trong số ít chỉ báo có thể xác định chính xác giá trị mà nó tạo ra, do đó nó thực hiện 2 nhiệm vụ chính đó là: tìm ra hội tụ/phân kỳ hay động lượng của giá và xác định xu hướng (tăng hay giảm) và đây là yếu tố quyết định thành công của một giao dịch trader nào cũng quan tâm.

Chỉ báo MACD được xếp vào các loại chỉ báo muộn, dựa trên các dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ để định giá.

2. Các thành phần cấu tạo của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD có thành phần cấu tạo phức tạp nhất bao gồm 4 phần: 

  • Đường MACD: có vai trò trong việc xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm (đường MACD là đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh).
  • Đường tín hiệu (đường màu đỏ – signal line): hay còn gọi là đường chậm. Đường tín hiệu là EMA9 của đường MACD và khi kết hợp 2 đường này lại sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng. 
  • Biểu đồ Histogram (hình biểu đồ nhanh): Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ, là sự chênh lệch của đường MACD và đường tín hiệu.
  • Đường Zero có vai trò là đường tham chiếu để đánh giá mức độ mạnh – yếu của một xu hướngmacd-la-gi

Công thức tính chỉ báo MACD

Áp dụng công thức dưới đây để tính MACD:

  • Đường là kết quả hiệu số của 2 đường trung bình hàm mũ – đường EMA

 MACD = EMA 12 – EMA 26 

  • Đường tín hiệu Signal line = EMA 9 của đường MACD
  • MACD Histogram =  Đường MACD – Đường tín hiệu

Trong đó:

EMA 12 và EMA 26 là các đường trung bình động theo lũy thừa của chu kỳ 12 ngày và chu kỳ 26 ngày

macd-la-gi

Lưu ý:

  •  Đường MACD sẽ luôn chạy quanh khu vực Zero và giá cả có thể tiến lên phần dương hay phần âm thì đều phụ thuộc vào vị trí của 2 đường này.
  • Nếu đường nhanh > đường chậm => giá nằm trên đồi dương, ngược lại thì nằm trên đồi âm hay dưới khu vực Zero.
  • Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ dưới lên thì đây là dấu hiệu của một thị trường tăng giá.
  • Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ trên xuống thì đó là dấu hiệu của một thị trường giảm giá.
  • Trong xu hướng tăng đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ dưới lên
  • Ngược lại, trong xu hướng giảm, đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ trên xuống.

3. Ý nghĩa của chỉ báo MACD

Phải hiểu được ý nghĩa của chỉ báo MACD thì các nhà đầu tư mới có thể sử dụng hiệu quả được. Dưới đây là ý nghĩa quan trọng của chỉ báo MACD:

* MACD đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo xu hướng của giá

Các nhà đầu tư dựa vào 2 đường màu xanh là MACD và màu đỏ là đường tín hiệu để phân tích kỹ thuật.

  • Nếu đường MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên thì nó báo hiệu giá sẽ theo xu hướng tăng. Các nhà đầu tư nên nắm bắt cơ hội để mua vào.
  • Nếu đường MACD giao với đường tín hiệu từ trên xuống thì dự báo xu hướng giá sẽ giảm, các nhà đầu tư nên vào lệnh bán.

* Xác định diễn biến giá dựa vào phân tích tính phân kỳ/hội tụ của MACD

Thông thường nếu giá đi lên thì đường MACD cũng đi lên và ngược lại. Nhưng cũng có trường hợp không giống như vậy và nó được gọi là phân kỳ và hội tụ, cụ thể là: 

  • Phân kỳ là khi 2 đường màu đỏ đi cách xa nhau, tức là giá đang đi lên còn đường MACD lại đi xuống. Đó chính là dấu hiệu của sự đảo chiều (giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm). Lúc này để tránh lỗ các nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh bán.macd-la-gi
  • Hội tụ khi 2 đường màu xanh đi sát gần nhau, tức là giá đi xuống còn MACD lại đi lên. Đó là dấu hiệu của sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Do đó, để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn các nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh mua.macd-la-gi

4. Hướng dẫn sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả nhất

Do tính chất phức tạp nên MACD sẽ tùy biến phụ thuộc vào mỗi trader. Với nhiều trader thì áp dụng tính chất của phân kỳ và hội tụ nói trên kết hợp với các chỉ báo là cách phổ biến thường dùng để giao dịch.

Dưới đây là cách sử dụng chỉ báo MACD mà các trader có thể tham khảo:

Thực hiện giao dịch khi 2 đường MACD và đường Signal cắt nhau

Đây là phương thức đơn giản nhất khi giao dịch với MACD nên mọi trader đều phải nắm được, cụ thể là:

  • Khi MACD line cắt đường Signal line theo hướng từ trên xuống dưới đường Zero. Đây là dấu hiệu xu hướng của thị trường giảm giá, các nhà đầu tư nên đặt lệnh SELL.macd-la-gi
  • Khi MACD line cắt đường Signal line theo hướng từ dưới lên trên đường Zero. Đây là dấu hiệu của một thị trường tăng giá, các nhà đầu tư nên đặt lệnh BUY.macd-la-gi

Sử dụng MACD kết hợp nhiều khung thời gian 

Nguyên tắc chung của hình thức giao dịch kết hợp nhiều khung thời gian là bạn sẽ xác định xu hướng ở khung lớn sau đó căn cứ vào khung nhỏ hơn để tìm điểm vào lệnh.

Bạn có thể tham khảo cách xác định xu hướng tại đây: Cách xác định xu hướng trong forex

Khung D1 (1 ngày) là khung được sử dụng nhiều nhất để xác định xu hướng. Tuy nhiên khung này khá rộng nên phải kết hợp với các khung nhỏ hơn như H4 (4 giờ) hay H1 (mỗi giờ), cụ thể theo các bước như sau:

Bước 1: Dựa vào D1 để xác định xu hướng

  • Nếu MACD line cắt Signal line theo hướng từ dưới lên thì D1 có xu hướng tăng, bạn có thể đặt lệnh BUY trên khung H4.
  • Nếu MACD line cắt đường Signal theo hướng từ trên xuống thì D1 có xu hướng giảm, bạn có thể đặt lệnh SELL trên khung H4.

Bước 2: Tìm điểm vào lệnh trên khung H4

  • Vào lệnh BUY nếu MACD line cắt lên Signal line trên khung H4.
  • Vào lệnh SELL nếu MACD line cắt xuống Signal line trên khung H4.

Giao dịch khi MACD line chuyển từ âm sang dương và ngược lại từ dương sang âm

  • Nếu MACD line chuyển từ âm sang dương hay nói cách khác là khi MACD line cắt đường Zero theo hướng từ dưới lên được xem là dấu hiệu của một thị trường tăng => Đặt lệnh BUY.
  • Nếu MACD line chuyển từ dương sang âm hay MACD line cắt đường Zero theo hướng từ trên xuống là dấu hiệu của một thị trường giảm

=> Đặt lệnh SELL.

Giao dịch khi Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại từ dương sang âm

Histogram = MACD line – Signal line

  • Nếu Histogram chuyển từ âm sang dương có nghĩa là chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, thị trường đang trong xu hướng tăng => đặt lệnh BUY.
  • Nếu Histogram chuyển từ dương sang âm có nghĩa là chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, thị trường đang có xu hướng giảm => đặt lệnh SELL.

Khi MACD line tạo ra phân kỳ và hội tụ

macd-la-gi

Trong trường hợp này bạn sẽ đặt lệnh khi xuất hiện đủ 3 yếu tố sau:

  • Ở các khung lớn bạn phải xác định rõ ràng xu hướng thị trường đang tăng hay giảm.
  • Đối với các khung nhỏ hơn thì giá đang tạo ra phân kỳ và hội tụ.
  • Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ dương sang âm và ngược lại từ âm sang dương.

Kết hợp chỉ báo MACD với mô hình nến đảo chiều

Đây là cách kết hợp đơn giản nhưng hiệu quả nhất, kết hợp theo dạng kép, hội tụ và phân kỳ cho thấy 1 trong 2 phe không còn mặn mà trong việc đẩy giá lên hoặc xuống nữa. Và thời điểm các cây nến đảo chiều xuất hiện chính là lúc thích hợp để vào lệnh.

macd-la-gi

Ví dụ đồng EU có giai đoạn tăng rất lâu tạo ra các đáy và đỉnh cao liên tiếp nhau. Đó là kết quả khi bên mua đang muốn đẩy giá lên cao nhưng bên bán lại áp đảo hơn nên xuất hiện nến Doji.

Ngay tại thời điểm này, đường MACD hình thành phân kỳ và bên mua không thể đẩy giá lên cao được nữa. Khi đó bạn có thể đặt lệnh SELL dựa trên các yếu tố sau: 

  • Khi xu hướng tăng xuất hiện kéo dài trong một khoảng thời gian.
  • Phân kỳ diễn ra đồng thời ngay khi nến Doji được hình thành.
  • Xuất hiện 1 cây nến đảo chiều ngay tại đỉnh.

Nếu chưa hiểu rõ về mô hình nến và nến đảo chiều, mời bạn đọc: Mô hình nến là gì  mô hình nến đảo chiều

Chỉ báo MACD kết hợp với các chỉ báo khác

Bạn có thể sử dụng kết hợp MACD với các chỉ báo khác như Stochastic. 

Nếu như Stochastic dùng để so sánh giá đóng cửa của một đồng tiền với phạm vi giá của nó trong khoảng thời gian nhất định thì MACD được hình thành từ 2 đường trung bình động tạo thành phân kỳ và hội tụ. Và khi kết hợp 2 chỉ báo lại với nhau các trader có thể xác định được xu hướng giá vừa tìm được ở thời điểm giá đảo chiều diễn ra.

Tóm lại, MACD là một công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư nhận biết được xu hướng thị trường tìm được điểm đặt lệnh hợp lý. Do vậy, các trader nên dành thời gian nghiên và tìm hiểu cứu kỹ hơn về MACD để có các quyết định đúng đắn khi đầu tư nhé. 

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Nổi Bật